Đại dịch COVID-19 đã và đang đẩy cả thế giới vào tình trạng suy thoái khi các hãng hàng không “sụp đổ”, các công ty, nhà máy sản xuất cầm chừng, các quán bar, nhà hàng đóng cửa, các quốc gia đóng cửa biên giới và khuyến cáo công dân ở tại nhà, không tham gia tụ họp đông người. 

Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đang gia tăng ở mức kỷ lục

Theo một báo cáo từ chính phủ Mỹ cho thấy, có đến 281.000 người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào tuần trước, con số lớn nhất kể từ năm 1992.

Tuy nhiên, tuần này dự kiến sẽ còn tồi tệ hơn nhiều. Goldman Sachs - một tập đoàn tài chính đa quốc gia của Mỹ dự đoán rằng, ít nhất sẽ có đến 2,25 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Mức tăng gấp 8 lần so với tuần trước và là một con số hiếm có.

Theo nhiều sự đoán, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ tăng từ mức thấp nhất mọi thời đại 3,5%  lên đến 9% trong thời gian tới.

Tình trạng thất nghiệp với quy mô kỷ lục này có thể khiến thị trường việc làm tại Mỹ "đóng băng" toàn diện. Nhiều nhà đầu tư, các công ty, các nhà máy, các chuỗi kinh doanh sẽ phải đối mặt với vô vàn thách thức mà COVID-19 gây ra.

Theo nhiều sự đoán, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ tăng lên đến 9% trong thời gian tới

Theo nhiều sự đoán, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ tăng lên đến 9% trong thời gian tới.

Tại Mỹ, chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones hiện giảm 35% so với mức cao nhất vào giữa tháng 2 vừa qua. Xóa sạch mọi “cố gắng” kể từ khi nhậm chức của Tổng thống Donald Trump. Chỉ tính riêng từ ngày 20/1 đến nay, 27 nghìn tỷ USD đã bị "bốc hơi" khỏi các sàn chứng khoán toàn cầu.

COVID-19 đã tạo ra sự gián đoạn về mặt tài chính và xã hội chưa từng có từ các doanh nghiệp trong ngành vận tải hàng không, năng lượng và khách sạn. Trong trường hợp xấu nhất, toàn bộ các ngành công nghiệp và dịch vụ đi kèm có thể cũng bị ảnh hưởng một cách đáng kể.

Thời điểm này, dường như các nhà kinh tế học đang suy nghĩ về cái cách mà COVID-19 sẽ thay đổi thế giới. Họ mong đợi những sự “lột xác” trong việc xây dựng lại chuỗi cung ứng và cách thức tiến hành thương mại xuyên biên giới. 

Nhiều chuyên gia cho rằng, bản chất của đại dịch lần này sẽ khuyến khích các công ty phải xem xét lại các chi phí cho việc hội nhập kinh tế toàn cầu.

Và rằng COVID-19 đã cho thấy chuỗi cung ứng vốn dĩ “mỏng manh” hơn nhiều so với họ nghĩ, nguồn cung có thể đột ngột bị gián đoạn bất cứ lúc nào vì những lý do hết sức bất ngờ và nhiều nền kinh tế dường như chưa chuẩn bị các phương án dự phòng!

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã cảnh báo Quốc hội,  tỷ lệ thất nghiệp tại nước này có thể tăng lên mức 20%. Goldman Sachs đưa ra khuyến cáo rằng, GDP của Mỹ có thể giảm đến 24% trong quý II so với cùng kỳ. 

Bên cạnh đó, các nhà kinh tế cũng đưa ra cảnh báo tương tự nếu Chính phủ nước này không kịp thời đưa ra các gói chi tiêu “mạnh tay” hơn.

Sự “sụp đổ kinh tế” mà Goldman dự đoán sẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với sự suy giảm mạnh nhất trong cuộc “Đại suy thoái” năm 2008 khi mà GDP chỉ giảm ở mức 8,4%. Số liệu này cũng sẽ vượt qua mức kỷ lục sau Thế chiến II.

Kevin Hassett, một nhà kinh tế học, người đang quay trở lại chính quyền Trump với vai trò cố vấn trong cơn khủng hoảng dịch bệnh cho rằng, đại dịch lần này có thể tương tự như cuộc “Đại suy thoái” bắt đầu vào năm 1929 và kéo dài trong nhiều năm.

Một bức tranh “ảm đạm” nhưng lại rất giống nhau ở các quốc gia trên toàn cầu, nơi các doanh nghiệp phải tạm ngừng các hoạt động vì dịch bệnh. Theo Deutsche Bank, nếu đại dịch kéo dài ở Anh lâu hơn dự kiến, nền kinh tế của nước này có thể bị giảm sâu đến mức 6% trong năm nay - cuộc suy thoái kinh tế “tồi tệ nhất” trong gần một thế kỷ.