bài trước, TS Cấn Văn Lực cho biết Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng ban hành nhiều chính sách hỗ trợ chưa có tiền lệ nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, giúp phục hồi nền kinh tế. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên quá trình triển khai rất chậm và chưa đạt kết quả như mong muốn.

Vì vậy, song song với việc tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các gói hỗ trợ giai đoạn 1, Chính phủ, các bộ, ngành cần sớm xây dựng một số chính sách, gói hỗ trợ bổ sung (giai đoạn 2) với bốn nguyên tắc cơ bản. Một là, quy mô đủ lớn và thời gian phù hợp (có thể từ quý IV/2020 đến hết năm 2021) mới có thể giúp người dân, doanh nghiệp vượt khó.

Hai là, phải đảm bảo độ bao phủ đến cả lao động không chính thức (tự do), vì đây là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đến cả doanh nghiệp nhỏ và lớn vì cả hai đều chịu tác động tiêu cực (tất nhiên là có điều kiện như nêu dưới đây).

Thiết kế các gói hỗ trợ hợp lý và triển khai các giải pháp đồng bộ, kinh tế Việt Nam sẽ trở lại đà tăng trưởng mạnh từ năm 2021

Thiết kế các gói hỗ trợ hợp lý và triển khai các giải pháp đồng bộ, kinh tế Việt Nam sẽ trở lại đà tăng trưởng mạnh từ năm 2021.

Ba là, phải có chọn lọc, phân loại ngành nghề để hỗ trợ, trên cơ sở đánh giá, khảo sát nhanh tác động của dịch Covid-19 đến ngành, nghề cụ thể và có điều kiện, tiêu chí nhận hỗ trợ.

Bốn là, phải triển khai nhanh, gọn, đúng đối tượng, mới đảm bảo chính sách nhân văn đi vào cuộc sống.

Với cách tiếp cận như trên, qua tính toán cụ thể, TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV thấy rằng, tổng giá trị của cả 3 gói hỗ trợ mới khoảng 150.000 tỷ đồng, tương đương 2,5% GDP, thực hiện từ quý IV/2020 đến hết năm 2021.

Như vậy, tổng giá trị các gói hỗ trợ của cả 2 giai đoạn sẽ vào khoảng 5,5% GDP, sẽ khiến thâm hụt ngân sách nhà nước tăng thêm khoảng 1%GDP mỗi năm 2020 - 2021 (so với trường hợp không bổ sung).

Cụ thể: Gói tài khóa mới trị giá khoảng 51.000 tỉ đồng, tương đương 0,85% GDP, gồm: tiếp tục gia hạn giãn, hoãn thuế và tiền thuê đất thêm 10 tháng nữa (đến hết tháng 6.2021); quy mô 360.000 tỉ đồng, song chi phí thực chất là không tính phí giãn, hoãn nộp (tương đương lãi suất gửi tiền 10 tháng tại ngân hàng) và người dân, doanh nghiệp vẫn phải trả khi đến hạn, giá trị hỗ trợ ước tính 7.650 tỉ đồng; điều chỉnh giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 20% xuống 15-17% đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) (từ năm 2021) như Luật hỗ trợ DNNVV đã cho phép, với tổng mức giảm thu ngân sách sẽ vào khoảng 2.881 tỉ đồng.

Xem xét giảm 1% thuế VAT trong năm 2021 nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước (giảm thu ngân sách khoảng 37.576 tỉ đồng); hỗ trợ lãi suất, tăng khả năng tiếp cập vốn cho DNNVV bằng cách tăng cho vay qua Quỹ phát triển DNNVV và khởi động hoạt động thực chất của các quỹ bảo lãnh vay vốn DNNVV (quy mô gói tín dụng ưu đãi này khoảng 60.000 tỉ đồng).

Việc cho vay thực hiện qua Quỹ phát triển DNNVV và ngân hàng thương mại. Thời hạn cho vay tối thiểu là 1 năm, lãi suất khoảng 4%/năm, nguồn vốn cấp bù lãi suất từ ngân sách nhà nước (giá trị hỗ trợ khoảng 3.000 tỉ đồng).

fsd

Theo chuyên gia, các gói hỗ trợ phải có chọn lọc, phân loại ngành nghề để hỗ trợ phù hợp.

Gói tiền tệ - tín dụng bổ sung, bao gồm: cho vay lãi suất ưu đãi cho một số đối tượng rõ ràng, minh bạch, có lộ trình kết thúc cụ thể: cấp tín dụng với lãi suất ưu đãi quy mô khoảng 450.000 tỉ đồng cho một số doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính trong một số lĩnh vực rất khó khăn như vận tải, du lịch, dệt may, da giày, giáo dục - đào tạo… với điều kiện phải đáp ứng ít nhất 5 tiêu chí sau: tính lan tỏa (tác động tích cực tới các ngành, lĩnh vực khác), lao động (tạo nhiều công ăn việc làm), có khả năng áp dụng công nghệ và năng lượng sạch, có khả năng phục hồi và cam kết không sa thải nhân viên (hoặc không quá 10%). Nguồn hỗ trợ lãi suất khi đó sẽ khoảng 9.000 tỉ đồng, huy động từ ngân sách nhà nước.

Tiếp đến là thúc đẩy cho vay tiêu dùng (cơ bản là cơ chế) theo hướng hoàn thiện cơ chế, chính sách trong việc phân rõ hơn giữa cho vay tiêu dùng của công ty tài chính với ngân hàng thương mại; hoàn thiện hành lang pháp lý trong việc quản lý, giám sát các công ty tài chính; và đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia, góp phần thúc đẩy tài chính - ngân hàng số.

Gói hỗ trợ tiếp theo là gói an sinh xã hội mới, khoảng 90.000 tỷ đồng. Gói này bao gồm mở rộng đối tượng hỗ trợ, trong đó bổ sung đối tượng lao động phi chính thức với mức hỗ trợ dự kiến là 900.000 đồng/người/tháng, trong 3 tháng (quý IV/2020) với quy mô dự kiến là 86.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho lao động chuyển nghề do mất/thay đổi việc làm, nâng cao tay nghề để có thể tận dụng cơ hội dịch chuyển vốn đầu tư/chuỗi sản xuất… Quy mô chương trình dự kiến 3.400 tỷ đồng/năm, trong đó 50% từ ngân sách trung ương và từ ngân sách địa phương, 50% từ đóng góp của các doanh nghiệp hưởng lợi từ lao động được đào tạo này.