>>Thông qua Luật Dầu khí sửa đổi: Thúc đẩy ngành năng lượng phát triển bền vững

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh tại phiên thảo luận ở tổ về Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi), ngày 3/6.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Nguyễn Việt

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Nguyễn Việt

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, luật đã có 3 lần sửa đổi, đó là vào các năm 2000, 2008 và 2018. Tuy nhiên, các lần sửa đổi đó chỉ để đáp ứng phù hợp một số vấn đề trước mắt.

Đến nay đã 30 năm, bối cảnh, hoàn cảnh đã khác trước. Chúng ta thấy trong báo cáo của Chính phủ, sản lượng dầu khí ngày càng suy giảm, trữ lượng khảo sát đánh giá được bây giờ cũng cạn kiệt về dầu thô.

“Nơi nào còn thì ở xa bờ hoặc vào các vùng địa chất phức tạp, khó khai thác. Trong khi khí lại còn rất nhiều. Như vậy, cần phải có một quy định như thế nào đó thể chế hoá để có những quy đặc thù phát triển ngành dầu và khí trong thời gian tới”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nói.

Vẫn theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, có ý kiến cho rằng, thế giới đang chuyển đổi bằng cách hạn chế khai thác năng lượng hoá thạch. Chúng ta còn mà không khai thác nhanh thì sau này thế giới không sử dụng nguyên liệu này nữa thì sẽ bị lãng phí.

“Đây cũng là một yếu tố cần phải cân nhắc để làm sao có được một luật dầu khí đổi mới và khác luật cách đây 30 năm”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh chia sẻ.

Vẫn biết, ngành dầu khí trước đây có ý nghĩa rất quan trọng, đóng góp từ tăng trưởng GDP đến thu nộp ngân sách. Về giá trị tuyệt đối thì dầu khí vẫn đóng góp nhiều, nhưng do các ngành, lĩnh vực khác vượt lên trên, cho nên tỉ trọng đóng góp của ngành dầu khí vào tăng trưởng, cũng như thu ngân sách bị giảm xuống.

Trong báo cáo, ngành này vẫn chiếm 26% thu nội địa, với con số 44,6 nghìn tỷ đồng thì cũng không phải nhỏ. Tại phiên thảo luận về kinh tế-xã hội, dầu khí tăng 21,4 nghìn tỷ đồng so với dự toán. Điều này cho thấy ngành này vẫn chiếm tỉ lệ rất cao trong tổng thu ngân sách.

“Qua các con số trên cho thấy sự cần thiết phải có một Luật Dầu khí sửa đổi. Và tôi tin sẽ có nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ, Ủy ban Kinh tế rất ủng hộ, các cơ quan của Quốc hội cũng ủng hộ. Vấn đề là phải có cái gì đó trong luật này phải mang tính cách mạng hơn, đổi mới hơn”, luật dầu khí đổi mới bày tỏ.

Đi sâu phân tích dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, thứ nhất về tên thì vẫn là Luật Dầu khí (sửa đổi), nhưng nội hàm, phạm vi của luật chỉ tập trung vào thượng nguồn, còn trung và hạ nguồn thì chưa thấy nói đến. Thượng nguồn là phần điều tra cơ bản, trung nguồn là khai thác, hạ nguồn là chế biến.

Trong khi, trung và hạ nguồn cũng có đặc thù và cũng rất quan trọng. Vì thời gian tới sẽ định hướng khai thác, sản xuất theo chuỗi. Nhưng mới chỉ là ở phần ngọn thượng nguồn, còn trung và hạ nguồn thì chưa thấy có quy định đặc thù.

>>Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi): "Đánh thức" đầu tư vào dầu khí phải có cách nhìn mới

Toàn cảnh phiên thảo luận ở tổ. Ảnh: Nguyễn Việt

Toàn cảnh phiên thảo luận ở tổ. Ảnh: Nguyễn Việt

Muốn tăng hàm lượng giá trị, thì phần chế biến để từ dầu ra các sản phẩm khác sau dầu là những thứ cũng rất quan trọng. Do đó, câu chuyện về trung nguồn, hạ nguồn và tên của luật Ủy ban Kinh tế thấy vẫn còn băn khoăn.

Theo quan điểm của Ủy ban Kinh tế, nếu không quy định được về đặc thù của trung, hạ nguồn thì cần phải đổi tên luật, vì chưa không bao quát hết các nội hàm của các nội dung này.

Thứ hai, là áp dụng luật. Đó là, giữa việc đảm bảo tính đặc thù quy định chi tiết đến đâu thì vẫn đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Đây cũng là điều chúng tôi băn khoăn và đang tìm hướng gỡ trong quy định tại Điều 4 về áp dụng Luật Dầu khí và các luật có liên quan.

Thứ ba, là vấn đề thẩm quyền. Thẩm quyền của Chính phủ đến đâu? Thẩm quyền Bộ Công Thương như thế nào? Hiện nay còn có cả Ủy ban quản lý vốn nhà nước.

Về vấn đề này, Ủy ban Kinh tế cho rằng, thẩm quyền đến đâu, ở mức độ nào thì cũng cần phải có sự tách bạch, rõ ràng dựa trên nguyên tắc phân cấp, ủy quyền nhưng phải giao kiểm tra, kiểm soát, giám sát.

Ủy ban Kinh tế kiến nghị cần có sự tách bạch, ví dụ khi được ủy quyền thì ủy quyền cái gì? Cơ chế thế nào? Phạm vi ra sao? Mức độ thực hiện ủy quyền đến đâu? Các yêu cầu này nhằm tránh việc lạm dụng.

Từ các vấn đề nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh mong muốn các đại biểu Quốc hội trong quá trình thực tiễn công tác của mình, nếu có sáng kiến để giúp Ủy ban Kinh tế sau kỳ họp thứ 3 này sẽ có thêm các thông tin để cùng với Chính phủ có một Luật Dầu khí mới, cơ chế mới nhằm giúp cho ngành dầu khí Việt Nam phát triển đột phá, đáp ứng được yêu của đất nước trong thời gian tới.