>> Đấu thầu vật tư y tế tại Nghệ An chưa thông do đâu?

Trả lời Công văn số 926/UBTCNS15 của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội về việc đề nghị viết bài tham luận cho Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có một số ý kiến góp ý đối với Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) - (Dự thảo).

VCCI) đã có một số ý kiến góp ý đối với Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) - Ảnh minh họa: TN

VCCI vừa có một số ý kiến góp ý đối với Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) - Ảnh minh họa: TN

Cụ thể, về phạm vi điều chỉnh (Điều 1), khoản 76 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định: “cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập chỉ được mua thuốc trúng thầu của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thuốc đã có quyết định trúng thầu tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến trung ương trong vòng 12 tháng; thuốc đã có quyết định trúng thầu mua sắm tập trung cấp địa phương, cấp quốc gia trong thời hạn của hợp đồng hoặc thỏa thuận khung mua sắm tập trung tính đến trước thời điểm mua thuốc”.

Theo VCCI, quy định này khiến dẫn đến một số khó khăn trên thực tế cho: “các bệnh viện trong việc mua các loại thuốc chưa có kết quả trúng thầu, hạn chế người bệnh được sử dụng các loại thuốc nhóm 1, nhóm 2 có hiệu quả điều trị cao mặc dù có khả năng thanh toán…”.

Và trong Thông báo số 275/TB-VPCP ngày 02/8/2018 tại cuộc họp về vấn đề cung ứng thuốc tại các bệnh viện, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Y tế rà soát  “quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc đổi mới phương thức mua thuốc đáp ứng yêu cầu điều trị,” “Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan tiến hành rà soát quy định về việc đấu thầu thuốc theo hướng cho các bệnh viện được tự chủ mua thuốc, khắc phục tình trạng người bệnh có nhu cầu và khả năng chi trả song lại không được sử dụng các loại thuốc theo yêu cầu”.

>> Nhiều vướng mắc liên quan đến đấu thầu thuốc và vật tư y tế

VCCI đề nghị Cân nhắc điều chỉnh lại quy định làm hạn chế khả năng tự chủ trong việc mua sắm thuốc - Ảnh minh họa: ND

VCCI đề nghị cân nhắc điều chỉnh lại quy định làm hạn chế khả năng tự chủ trong việc mua sắm thuốc - Ảnh minh họa: ND

Để giải quyết tình trạng đã nêu, theo ý kiến của doanh nghiệp, trước hết phải sửa đổi quy định về xác định phạm vi mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế của cơ sở y tế công lập phải thực hiện đấu thầu theo quy định tại Luật Đấu thầu. Cho phép cơ sở y tế công lập được phép chủ động mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế đối với các nguồn vốn không phải là vốn nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế.

“So với quy định hiện hành, Dự thảo gần như giữ nguyên quy định cơ sở y tế công lập mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế sử dụng “vốn Nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác” thuộc trường hợp phải đấu thầu để lựa chọn nhà thầu (điểm e khoản 2 Điều 1). Theo quy định này thì việc mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế của cơ sở y tế công lập đều phải thực hiện đấu thầu. Điều này sẽ làm hạn chế khả năng tự chủ chủ các cơ sở y tế công lập trong việc mua sắm thuốc và khó tạo cơ hội lựa chọn thuốc của người bệnh khi khám chữa bệnh nêu trên”, VCCI đánh giá.

Để tạo cơ sở cho việc sửa đổi các quy định tại pháp luật về dược, VCCI đề nghị cân nhắc điều chỉnh lại quy định này tại Dự thảo theo hướng bỏ mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế từ nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập là đối tượng phải thực hiện đấu thầu.

Cùng với những nội dung đã nêu, tại văn bản góp ý, VCCI cũng đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, cân nhắc một số nôi dung quy định liên quan: Đấu thầu quốc tế (Điều 11); Các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư (Điều 17); Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu (Điều 16); Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt (Mục 2 Chương II); Hợp đồng với nhà đầu tư (Mục 2 Chương VII).

Đồng thời, đề nghị làm rõ các khái niệm tại Dự thảo như: Gói thầu có “quy mô lớn, phức tạp” (điểm đ khoản 2 Điều 21); Gói thầu dịch vụ phi tư vấn “thông dụng, đơn giản” (khoản 1 Điều 22); Gói thầu công nghệ thông tin phức tạp (điểm b khoản 1 Điều 32); Dự án đầu tư kinh doanh có yêu cầu “đặc thù phát triển kinh tế, xã hội của ngành, vùng, địa phương” (điểm c khoản 1 Điều 32); Gói thầu quy mô nhỏ (điểm b khoản 1 Điều 42); và Gói thầu có tính chất đơn giản (điểm c khoản 1 Điều 42).