>> “Hạ nhiệt” giá xăng, dầu: Đừng giảm thuế… “cho có”

Cân nhắc bỏ thêm thuế TTĐB

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có văn bản trả lời công văn của Bộ Tài chính về việc lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết về mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.

VCCI thể hiện sự đồng tình với tính cần thiết và cấp thiết của việc giảm các nghĩa vụ thuế của mặt hàng xăng dầu nhằm đáp ứng mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp và phục hồi nền kinh tế

VCCI thể hiện sự đồng tình với tính cần thiết và cấp thiết của việc giảm các nghĩa vụ thuế của mặt hàng xăng dầu nhằm đáp ứng mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp và phục hồi nền kinh tế

Theo đó, VCCI thể hiện sự đồng tình với tính cần thiết và cấp thiết của việc giảm các nghĩa vụ thuế của mặt hàng xăng dầu nhằm đáp ứng mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp và phục hồi nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay. VCCI cũng đánh giá, ưu điểm của việc cắt giảm thuế BVMT là có thể thực hiện ngay trong tháng 7 tới, do đây là vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).

“Mức giảm thuế của dự thảo hiện nay là hợp lý vì đây là mức giảm cao nhất thuộc thẩm quyền của UBTVQH (trong mức sàn của Luật Thuế BVMT). Nếu lựa chọn cắt giảm thuế TTĐB hoặc thuế giá trị gia tăng (GTGT) thì phải đợi kỳ họp Quốc hội gần nhất vào cuối năm 2022, như vậy sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô hiện nay”, VCCI nêu quan đểm.

Mặc dù vậy, ngoài thuế BVMT thì thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với xăng dầu cũng cần cắt giảm. VCCI cũng đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động của việc bãi bỏ này và có văn bản báo cáo Quốc hội vào kỳ họp tới.

Trao đổi với báo chí, ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho rằng, nếu đặt xăng dầu là mặt hàng nhu cầu thiết yếu, thì rõ ràng phải xem lại thuế tiêu thụ đặc biệt. Nhất là trong bối cảnh hiện nay thì để cân nhắc xem có thể giảm hoặc như thế nào không? Tốt nhất, các cơ quan quản lý nhà nước nên đưa ra những kịch bản tương đối chi tiết về điều hành xăng dầu.

“Khi giá dầu 150 USD hoặc cao hơn nữa, hoặc giảm xuống bao nhiêu đó thì tương ứng mình bỏ cái gì, giảm cái gì, từ tổng thể các phương án để biết phải xin Quốc hội,

Chứ thấy giá xăng dầu cao, nhưng muốn giảm thì lại phải trình Quốc hội chẳng hạn, mất vài tháng sau, khi Quốc hội thông qua rồi thì giá lại tụt xuống... khi đó không còn mang tính thời sự nữa", ông Bảo nói.

>> Giảm kịch khung thuế bảo vệ môi trường hay để giá xăng tăng?

Nên cắt giảm thuế nhập khẩu

Theo PGS.TS Ngô Trí Long - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), đối với biện pháp sử dụng thuế, cơ quan điều hành cần phải tính toán để giảm thêm các loại thuế khác trong cơ cấu giá xăng, dầu, không phải lần nào cũng chỉ tính đến thuế BVMT.

Xăng, dầu là mặt hàng thiết yếu, không phải hàng hóa xa xỉ nên việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên xăng, dầu cần phải được cân nhắc giảm là rất hợp lý

Xăng, dầu là mặt hàng thiết yếu, không phải hàng hóa xa xỉ nên việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên xăng, dầu cần phải được cân nhắc giảm là rất hợp lý

Trong cơ cấu giá cơ sở xăng, dầu, mỗi lít bán ra đang có 3 loại thuế khác, gồm: Giá trị gia tăng (10%), nhập khẩu (10%), tiêu thụ đặc biệt (10%). Vị PGS đề xuất, cần giảm thêm các loại thuế: Giá trị gia tăng, nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt thì giá xăng, dầu mới hạ một cách đáng kể.

“Xăng, dầu là mặt hàng thiết yếu, không phải hàng hóa xa xỉ nên việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên xăng, dầu cần phải được cân nhắc giảm là rất hợp lý. Hơn nữa, đây là thời điểm cần thiết phải đánh đổi, chấp nhận hụt thu ngân sách để kéo giảm giá xăng dầu trong nước, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh” vị chuyên gia nhấn mạnh.

Đối với phương án cắt giảm thuế nhập khẩu với xăng dầu, VCCI đã góp ý dự thảo tờ trình chưa nêu rõ lý do vì sao không lựa chọn phương án này. Bởi vấn đề này thuộc thẩm quyền của Chính phủ và hoàn toàn có thể làm ngay trong tháng 7/2022.

Trong đó, tờ trình có đề cập đến các cam kết của Việt Nam trong các FTA, tuy nhiên, theo rà soát, đây là các cam kết mức thuế nhập khẩu tối đa mà Việt Nam được phép áp dụng. Điều này có nghĩa là các FTA đó vẫn cho phép Việt Nam hạ thuế nhập khẩu thấp hơn và tăng trở lại mức cam kết khi cần thiết. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc kỹ hơn phương án cắt giảm thuế nhập khẩu hoặc thuyết minh chi tiết hơn lý do không lựa chọn phương án này.

Ngoài ra, VCCI đánh giá dự thảo tờ trình của Bộ Tài chính đã thuyết minh tương đối chi tiết các tác động ngân sách trong trường hợp thực hiện phương án giảm thuế BVMT như đề xuất.

Tuy nhiên, VCCI cho rằng việc giảm thuế này đặt trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao, dẫn đến các khoản thu theo thuế suất tương đối (gồm thuế TTĐB, thuế GTGT và thuế nhập khẩu) tăng mạnh.

Do đó, tác động tổng thể đến thu ngân sách sẽ không lớn như được trình bày trong dự thảo tờ trình. VCCI nêu đề xuất: "Cơ quan soạn thảo cần bổ sung các thuyết minh về tác động tổng thể này giúp cơ quan có thẩm quyền có thêm cơ sở để ra quyết định".