>> Nhiều kỳ vọng cho quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga

Tháng 5/2019, trên cương vị Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc đã thăm chính thức Nga và có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin hôm 22/5

Tháng 5/2019, trên cương vị Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc đã thăm chính thức Nga và có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin hôm 22/5

- Xin Ngài cho biết mục tiêu và ý nghĩa chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đang diễn ra?

Chuyến thăm Nga của ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Việt Nam là một trong những sự kiện quan trọng trong chương trình nghị sự song phương năm nay, được kỳ vọng đem lại một xung lực mới thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt trên nhiều lĩnh vực, đảm bảo sự tiếp tục phát triển tiến lên phía trước trong một tương lai gần.

Việt Nam và Liên bang Nga

Việt Nam và Liên bang Nga có mối quan hệ mang tính hữu nghị truyền thống và tin cậy trên nhiều lĩnh vực

Như các bạn đã biết, quan hệ giữa Nga và Việt Nam mang tính hữu nghị truyền thống và tin cậy. Chúng đã vượt qua thử thách của thời gian và phát triển thành công trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm thương mại và đầu tư, quốc phòng và an ninh, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo. Điều đó phần lớn được thúc đẩy bởi đối thoại chính trị thường xuyên và thực chất ở cấp cao nhất và cấp cao, sự đối thoại này đã không bị gián đoạn ngay cả trong điều kiện đại dịch.

Từ mùa xuân năm 2020 đã diễn ra các cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga V.V. Putin và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng chí Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, đã tiến hành một số các phiên họp trong khuôn khổ các cơ chế hợp tác chuyên ngành. Tháng 3 năm nay chuyến thăm đến Hà Nội của Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga đồng chí N.P Patrushev đã được tổ chức, và tháng 9 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng chí Bùi Thanh Sơn đã đến thăm Matxcova.

Trong chuyến thăm Nga sắp tới, người đứng đầu Nhà nước Việt Nam sẽ tiến hành hội đàm chi tiết với lãnh đạo Liên bang Nga về các vấn đề thời sự trong chương trình nghị sự song phương và quốc tế, sẽ thảo luận về các biện pháp mở rộng hợp tác giữa hai nước chúng ta trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm. .

- Xin Ngài cho biết, những vấn đề nào sẽ được thảo luận trong khuôn khổ chuyến thăm này?

Các hạn chế được áp đặt ở Nga và Việt Nam liên quan đến đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến tính năng động trong quan hệ song phương của chúng ta, những vấn đề đã tích tụ đòi hỏi phải thảo luận ở cấp cao nhất. Chuyến thăm sắp tới sẽ tạo cơ hội tốt cho việc này.

Chúng tôi hy vọng rằng, trong quá trình tiếp xúc ở cấp cao và cấp cao nhất sắp tới sẽ tiến hành trao đổi chi tiết ý kiến về việc tiếp tục tăng cường và hoàn thiện cơ cấu thương mại giữa hai nước chúng ta, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống và có triển vọng mới, bao gồm cung cấp và sử dụng LNG (khí hóa lỏng), lắp ráp ô tô, điện lực, ngân hàng và lĩnh vực tài chính.

Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Bezdetko Gennady

Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Bezdetko Gennady

Chúng tôi quan tâm đến việc mở rộng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đào tạo nghiệp vụ cho các quân nhân Việt Nam tại các trường đại học chuyên ngành của Nga.

Trong số các lĩnh vực hợp tác quan trọng là khoa học - kỹ thuật. Trước hết,  tôi hàm ý việc đảm bảo hoạt động hiệu quả của Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Công nghệ Nhiệt đới Việt - Nga. Ngày 22 tháng 11 năm nay, như các bạn biết, Chủ tịch nước Việt Nam đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đã đích thân đến tìm hiểu công trình độc nhất vô nhị này, mà trong thực tế thế giới không có tương tự nào.

Chúng tôi hy vọng rằng, sẽ xem xét một cách cụ thể triển vọng mở rộng phần cấu thành nhân văn trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa chúng ta, khả năng tiếp tục tương tác chặt chẽ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhân sự. Chúng tôi ủng hộ việc mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hóa và du lịch, thiết lập các mối giao lưu công chúng, kể cả các tổ chức thanh niên hai nước.

Một trong những lĩnh vực hợp tác mang tính cấp thiết là cuộc chiến chống lại sự lây nhiễm của bệnh truyền nhiễm coronavirus mới, giảm thiểu những hậu quả tiêu cực của chúng đối với sức khỏe của người Nga và Việt Nam.

- Kỳ vọng của Ngài từ chuyến thăm là gì?

Tôi tin rằng chuyến thăm của Người đứng đầu nhà nước Việt Nam sẽ thành công tốt đẹp và sẽ trở thành một bước đi quan trọng nữa nhằm tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Việt Nam. Một gói đáng kể các văn kiện song phương đang được chuẩn bị để ký kết, chúng sẽ giúp củng cố cơ sở nền tảng điều ước-pháp lý của mối quan hệ tương tác giữa chúng ta trong các lĩnh vực cụ thể.

- Vậy Ngài đánh giá thế nào về kết quả hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước chúng ta? Vai trò của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại song phương?

Cơ chế điều phối then chốt trong lĩnh vực này là Ủy ban Liên chính phủ Nga-Việt về Hợp tác Kinh tế -Thương mại và Khoa học - Kỹ thuật (IGC) dưới sự chủ tọa của hai Phó Thủ tướng Chính phủ hai nước. Cuộc họp gần đây nhất của Ủy ban đã diễn ra vào ngày 29 tháng 10 năm nay.

Tại hội nghị đã thảo luận một loạt lớn các vấn đề hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực chuyên ngành, trước hết là triển vọng mở rộng thương mại song phương. Kể từ thời điểm Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu và Việt Nam có hiệu lực vào năm 2016, khối lượng thương mại đã tăng lên đáng kể. Đến nay Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu của Nga trong số các quốc gia thành viên ASEAN. Theo kết quả của năm 2020, kim ngạch thương mại tương hỗ đạt 5,7 tỷ USD (tăng 15% so với năm 2019). Trong 9 tháng năm nay, đạt 4,7 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2020.

Sự hợp tác đã được thiết lập trong khuôn khổ Tổ công tác cấp cao Nga-Việt về các dự án đầu tư ưu tiên. Năm ngoái, 9 dự án mới có vốn đầu tư của Nga đã được đăng ký tại Việt Nam với tổng số vốn lên tới 944 triệu USD.

Con tàu chỉ huy trong phối hợp hành động trong lĩnh vực dầu khí là Liên doanh “Vietsovpetro”, đơn vị vừa tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập. Liên doanh chiếm hơn một phần ba tổng lượng dầu khai thác ở Việt Nam và khoảng 15% khí tự nhiên. Chúng tôi hy vọng Liên doanh sẽ tiếp tục hoạt động hiệu quả.

Một hướng hợp tác mới là lắp ráp tại Việt Nam các loại xe có động cơ mang các thương hiệu hàng đầu của Nga. Liên doanh “GAZ-Thành Đạt” đã nhập khẩu vài trăm chiếc vào Việt Nam. Tập đoàn GAZ đã hoàn thành công tác chuẩn bị đưa sản xuất vào hoạt động tại Đà Nẵng.

Công tác chuẩn bị xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ Hạt nhân tại Việt Nam đang được tiến hành. Đây là dự án công nghệ cao đổi mới sáng tạo, việc thực hiện nó sẽ cho phép đưa sự hợp tác giữa chúng ta lên tầm cao mới về chất lượng.

Nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam quyết định khôi phục chương trình năng lượng hạt nhân quốc gia, các tổ chức chuyên ngành của Nga sẽ sẵn sàng dành sự hỗ trợ toàn diện ở cấp độ công nghệ cao nhất.

Ngân hàng Việt Nga (VRB) vừa tổ chức kỷ niệm 15 năm ngày khai trương, đang hoạt động ổn định. Trong suốt quá trình hoạt động, danh mục cho vay to lớn đã được hình thành, tích lũy được tài sản đáng kể, đã tạo lập cơ sở khách hàng, mạng lưới sở giao dịch và chi nhánh khắp Việt Nam. Lợi nhuận của VRB vào năm 2020 lên tới 4,7 triệu USD (+ 20% trong vòng 5 năm qua).

>> Đẩy mạnh cơ hội hợp tác đầu tư Việt Nam - Liên bang Nga

- Xin Ngài cho biết về hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong cuộc chiến chống lại đại dịch?

Chúng tôi coi cuộc chiến chống lại đại dịch bệnh truyền nhiễm coronavirus chủng mới là một trong những lĩnh vực tương tác quan trọng nhất giữa chúng ta trong tương lai. Hiện nay, các tổ chức được ủy quyền của hai bên đã tiến hành trao đổi kinh nghiệm về công tác chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa COVID-19, cũng như về các biện pháp phòng ngừa COVID-19. Các mối quan hệ tiếp xúc cùng có lợi đang phát triển giữa các cơ quan nghiên cứu hàng đầu của hai nước. Một số hội nghị chuyên đề đã được tổ chức với sự tham gia của Trung tâm Nhiệt đới, Rospotrebnadzor và các tổ chức hữu quan của Việt Nam. Đang tiến hành hợp tác tạo dựng cơ sở nghiên cứu để phát triển và sản xuất vaccine và thuốc chống COVID.

Vietsopetro

Liên doanh Vietsopetro Liên doanh “Vietsovpetro”chiếm hơn một phần ba tổng lượng dầu khai thác ở Việt Nam và khoảng 15% khí tự nhiên tại Việt Nam

Phòng thí nghiệm di động do Trung tâm Nhiệt đới nhận được đã hoàn thành thành công nhiệm vụ về công tác xét nghiệm cho nhân dân Việt Nam tại những vùng khó tiếp cận ở phía nam đất nước.

Việt Nam đã trao tặng Nga thuốc sát trùng, khẩu trang và quần áo bảo hộ lao động (khoảng 1 triệu chiếc) với tư cách quà nhân đạo. Một số lô Vaccine “Sputnik V”, lô “Cycloferon”, hệ thống xét nghiệm và thuốc thử phục vụ nghiên cứu đã được cung cấp miễn phí cho Việt Nam. Các nhà dịch tễ học Nga đã được cử đến Việt Nam thông qua Trung tâm Nhiệt đới.

Một thỏa thuận đã được ký kết về việc cung cấp hơn 40 triệu liều vaccine “Sputnik V” cho Việt Nam (đến nay, hơn 1 triệu liều đã được tiếp nhận). Việc sản xuất loại thuốc này đã được khởi động tại Việt Nam. Chúng tôi hy vọng Bộ Y tế CHXHCN Việt Nam sớm cho đăng ký Vaccine tăng cường “Sputnik Light”, mà hiệu quả của nó đến tháng thứ năm sau khi tiêm đạt 80%, cao gấp hai lần các chỉ số của thuốc với hai thành phần cấu thành của nước ngoài.

- Với nhiều năm làm việc tại Việt Nam ở nhiều vị trí khác nhau, hiện nay với tư cách là Đại sứ Liên bang Nga tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ngài đặt ưu tiên chính nào trong việc phát triển quan hệ hai nước?

Nga và Việt Nam được gắn kết bởi tình hữu nghị lâu dài và sự hợp tác cùng có lợi. Đã hơn 70 năm qua, hai nước chúng ta phối hợp hành động chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, dành sự giúp đỡ và ủng hộ lẫn nhau trong những hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta đã tích lũy được kinh nghiệm hợp tác vô giá, nó sẽ là nền tảng cho sự tiếp tục phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa chúng ta, nhưng điều chính yếu nhất là chúng ta đã gìn giữ được truyền thống hữu nghị và tình cảm sâu sắc giữa nhân dân hai nước Nga và Việt Nam.

Tôi xin cam đoan rằng,  trên cương vị Đại sứ Nga tại CHXHCN Việt Nam, tôi sẽ nỗ lực hết sức để phát triển mối quan hệ song phương của chúng ta trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ thuật, nhân văn, trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh nhàm tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt.

- Ngài đánh giá thế nào về ý nghĩa của ngoại giao nhân dân đối với quan hệ hai nước?

Nền ngoại giao nhân dân chiếm một vị trí đặc biệt trong tổ hợp quan hệ song phương Nga-Việt. Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, hàng vạn công dân Việt Nam đã làm việc và học tập tại đất nước chúng tôi. Nhờ những kiến thức và kinh nghiệm học được tại các trường đại học Liên Xô và Nga, nhiều người trong số họ đã thành công xuất sắc trên các lĩnh vực khác nhau và tiếp tục đem lại sự đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Tổ quốc. Những con người này là tài sản vô giá chung của chúng ta, họ đóng vai trò cầu nối giữa Nga và Việt Nam, truyền lại truyền thống hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Liên bang Nga viện trợ vaccinne phòng COVID-19 cho Việt Nam

Liên bang Nga viện trợ vaccinne phòng COVID-19 cho Việt Nam

- Bộ Ngoại giao Nga có bộ phận chịu trách nhiệm về thực hiện chính sách “quyền lực mềm” không?  Họ có kế hoạch hợp tác với Liên hiệp các Hội Hữu nghị Việt Nam không?

Cơ quan Liên bang về Cộng đồng các quốc gia độc lập, đồng bào sinh sống ở nước ngoài và hợp tác nhân đạo quốc tế hoạt động “dưới sự bảo trợ” của Bộ ngoại giao Nga. Văn phòng đại diện của cơ quan này tại Việt Nam, được gọi là Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga hay Ngôi nhà Nga tại Hà Nội, hiện đang hoạt động trực tiếp với các bộ, ban ngành hữu quan cũng như với các tổ chức và các nhà hoạt động xã hội, đem lại sự đóng góp to lớn vào việc thúc đẩy hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực lĩnh vực nhân văn và củng cố quan hệ liên địa phương. Chúng tôi dự định tiếp tục dành sự quan tâm cao nhất cho sự phát triển hợp tác trong lĩnh vực quan trọng này.

Đối tác chính của chúng tôi là Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam, với ban lãnh đạo của Liên hiệp chúng tôi đã thiết lập quan hệ hợp tác hiệu quả về mọi vấn đề, bao gồm cả việc tổ chức và tiến hành các hoạt động chung kỷ niệm những ngày lễ và  kỷ niệm lớn trong lịch sử của Nga, Việt Nam và quan hệ song phương giữa chúng ta. .

- Năm 2021 tròn 30 năm quan hệ và 25 năm đối tác đối thoại Nga và ASEAN. Ngài đánh giá thế nào về kết quả hợp tác giữa Nga và Hiệp hội?

Sự củng cố quan hệ với ASEAN và các quốc gia-thành viên ASEAN là một trong những định hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga trong khu vực. Cho đến hôm nay chúng mang tính chất chiến lược, như đã nêu trong Tuyên bố chung được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh Nga-ASEAN tại Singapore vào năm 2018. Kinh nghiệm hữu ích về tương tác thực tế đã được tích lũy, đã tạo lập được cơ sở nền tảng điều ước-pháp lý và nó cho phép thực hiện sự hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, nhân văn và các lĩnh vực khác.

Chúng tôi hài lòng ghi nhận sự tương đồng về lập trường của Nga và ASEAN đối với các vấn đề chính của chương trình nghị sự toàn cầu và khu vực. Ưu tiên chung của chúng tôi là phát triển tiến bộ quan hệ hợp tác bình đẳng và cùng có lợi ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương dựa trên các nguyên tắc của nền an ninh chung và không thể chia cắt.

Như các bạn biết, ngày 28 tháng 10 năm nay. Hội nghị Cấp cao Nga-ASEAN lần thứ 4 đã được tổ chức, theo kết quả của Hội nghị này đã thông qua Kế hoạch hành động tổng hợp để thực hiện Quan hệ Đối tác Chiến lược giai đoạn 2021-2025. Trong đó bao gồm các biện pháp phát triển hợp tác Nga-ASEAN trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó khẩn cấp, đấu tranh chống đại dịch và nhiều lĩnh vực khác. Đã tập trung vào việc phát triển các ngành công nghệ cao và khoa học chuyên sâu, bao gồm cả kinh tế kỹ thuật số và công nghệ thông tin-truyền thông. Đặc biệt quan trọng trên bình diện này là năm 2022 sẽ được tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh là Năm Hợp tác Khoa học và Kỹ thuật Nga-ASEAN.

Các nhà lãnh đạo cũng quyết định tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên trong lịch sử - sẽ được tổ chức trong các ngày 1-3 tháng 12 năm nay trong lãnh hải của Indonesia. Về phía Nga, tàu chống ngầm cỡ lớn "Đô đốc Panteleev" thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga sẽ tham gia.

- Việt Nam là điểm đến rất phổ biến đối với du khách Nga. Nước Nga cũng rất hấp dẫn đối với người dân Việt Nam. Những biện pháp nào được lên kế hoạch để nối lại trao đổi du lịch giữa hai nước chúng ta?

Thật vậy, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến nghỉ ngơi phổ biến nhất đối với người Nga trong những năm gần đây. Trong năm "tiền đại dịch" 2019, hơn 650 nghìn công dân Nga đã đến thăm Việt Nam. Chúng tôi cũng ghi nhận sự quan tâm ngày càng tăng của các bạn Việt Nam đến thăm Nga với mục đích du lịch.

Tất nhiên, chúng tôi ủng hộ việc nối lại các hoạt động trao đổi khách du lịch, tất nhiên với việc tuân thủ tất cả các yêu cầu vệ sinh-dịch tễ cần thiết. Ngày nay, trở ngại chính của việc này là thiếu các chuyến bay thẳng. Phía Nga đã sẵn sàng  khôi phục nó - các quyết định tương ứng đã được đưa ra ngay tháng Giêng năm nay. Chúng tôi hy vọng rằng trong tương lai gần, các hạn chế đưa ra trước đây sẽ được dỡ bỏ.

- Xin chân thành cảm ơn Ngài!