>> Mối nguy cơ từ việc Trung Quốc gia tăng căng thẳng trên Biển Đông

Tàu Sansha Zhi Fa 101. Ảnh: HANDOUT

Tàu Sansha Zhi Fa 101 của Trung Quốc. Ảnh: HANDOUT

Còn nhớ, vài năm trước, người ta vẫn coi vấn đề Biển Đông là một cuộc tranh cãi giữa các quốc gia ven biển về nguồn cá và tài nguyên đáy biển và càng trở nên tệ hơn do thái độ ngang ngược từ phía Trung Quốc.

Hiện tại, Trung Quốc cũng cho thấy bản thân không quan tâm đến việc đàm phán để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, mà chỉ chú tâm những điểm trong UNCLOS có lợi cho nước mình.

Trung Quốc đang trở thành siêu cường với suy nghĩ là họ đáng được hưởng quyền kiểm soát các vùng đất, vùng biển và vùng trời xung quanh lãnh thổ của nó - giống như Mỹ. Trung Quốc đang muốn trở nên ngang hàng với Mỹ, một trong hai siêu cường thống trị của thế giới. Do đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng đất nước có khả năng triển khai sức mạnh quân sự và bảo vệ những gì họ cho là không gian chiến lược của mình.

Vì lẽ đó, trong số ít những vấn đề đau đầu của thế giới hiện nay là tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông. Đây là một vấn đề vô cùng nan giải song nó đã trở thành thuốc thử quan trọng cho việc liệu trật tự quốc tế có thể dung hòa lợi ích của một “Trung Quốc đang trỗi dậy” hay không?

Từ năm 2016, các hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đã xây dựng xong đường băng dài 3.000 m, nhà chứa máy bay cỡ lớn… ở 3 đảo nhân tạo Vành Khăn, Chữ Thập và Xu Bi nằm ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Sau khi hoàn thiện các hạ tầng vừa nêu, Bắc Kinh liên tục điều động các chiến đấu cơ, máy bay trinh sát và máy bay vận tải quân sự đến các đảo nhân tạo trên.

Đáng chú ý, một khi hoàn tất quân sự hóa 3 đảo nhân tạo phi pháp, Trung Quốc có thể huy động tàu hải cảnh nhanh hơn, với tần suất dày đặc hơn và số lượng đông đảo hơn. Lực lượng dân quân biển cũng sẽ tăng hoạt động theo cách tương tự.

Theo một số chuyên gia quan hệ quốc tế, Trung Quốc đã gần như hoàn thành mạng lưới C4ISR trên 4 chiều ở Biển Đông, gồm đáy biển, mặt biển, trên không và không gian, với sự tham gia của mạng lưới vệ tinh. Mạng lưới này có thể giúp Trung Quốc có đủ “tai mắt” để nắm tình hình ở Biển Đông và không còn cần phô diễn sức mạnh “cơ bắp” trong một số trường hợp.

Trong khi đó, nếu như các nước thành viên, bao gồm cả Việt Nam theo đuổi COC, dừng những nỗ lực khác ở Biển Đông, như sẵn sàng ngăn chặn các hành động gây hấn, thì Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng các căn cứ quân sự, vẫn triển khai các thiết bị quân sự ở khu vực này.

>> Chủ đích đáng quan ngại của Trung Quốc trên Biển Đông

>> Trung Quốc và Mỹ “dằn mặt” nhau trên Biển Đông

>> Tiếp tục tập trận ở Biển Đông, Trung Quốc thách thức luật pháp quốc tế?

Tàu khu trục USS Benfold của Hải quân Mỹ - Ảnh: REUTERS

Tàu khu trục USS Benfold của Hải quân Mỹ - Ảnh: REUTERS

“Dường như chúng ta cũng chưa nhận thấy Trung Quốc có dấu hiệu chứng tỏ Trung Quốc đàm phán nghiêm túc một COC công bằng với ASEAN. Có thể mất thêm 20 năm nữa cũng chưa có tiến trình đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử COC, khi Trung Quốc chưa có dấu hiệu thể hiện”, chuyên gia Greogory Poling – Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận định.

Cũng bởi vì “sự trỗi dậy” của Trung Quốc mà Mỹ đã phải gác lại giấc mơ về quan hệ đối tác toàn cầu với siêu cường mới nổi của Châu Á khi nhìn thấy khả năng Trung Quốc sẽ kiểm soát các tuyến đường biển huyết mạch này.

Một trong những nỗ lực nhằm khắc chế Trung Quốc ở Biển Đông đó là bằng các hoạt động tuần tra tự do hàng hải (FONOP) của hải quân Mỹ trong khu vực. Tuy nhiên, đây không phải công cụ hiệu quả để đối phó với quá trình quân sự hóa, lớn mạnh của Trung Quốc. Bởi mục tiêu của Mỹ chủ yếu mang hàm ý thực thi quyền hàng hải được quy định trong luật pháp quốc tế và thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc, không nhằm ngăn cản hoạt động xây dựng, bố trí cơ sở quân sự trên đảo nhân tạo.

Theo đó, “thỏa thuận an ninh Mỹ - Anh - Australia (AUKUS)” chính thức ra mắt vào 16/9/2021. AUKUS được quảng bá như một thỏa thuận nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ quốc phòng và tăng cường khả năng tương tác giữa ba quốc gia Mỹ, Anh và Australia. Hiệp ước an ninh AUKUS cho phép Australia có được các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân với sự giúp đỡ của Mỹ và Anh. 

Hồi tháng 4, lãnh đạo các nước tham gia AUKUS đã đưa ra một tuyên bố chung, khẳng định “cam kết của họ đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói rằng Washington không tìm cách thành lập “một NATO châu Á”. 

Điều này ít nhiều khiến Trung Quốc nói riêng và nhiều quốc gia quan ngại về về Hiệp ước an ninh này. Thậm chí, gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cảnh báo hiệp ước an ninh AUKUS giữa Mỹ, Anh và Australia có thể “kích nổ” khu vực châu Á - Thái Bình Dương bằng việc liên minh này tổ chức các cuộc tập trận hạt nhân.  

“Liên minh AUKUS có tiềm năng trở thành một liên minh quân sự - chính trị. Không thể loại trừ khả năng NATO lập kế hoạch hạt nhân chung và tổ chức các cuộc tập trận hạt nhân ở khu vực”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu nói hôm 16/8 vừa qua.

Không nghi ngờ gì việc Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới, cố gắng tạo ra nhiều “sự kiện trên thực địa” để chống đỡ cho yêu sách chủ quyền của mình. Cách duy nhất để chống lại điều đó, ít nhất bằng biện pháp hòa bình, là liên tục chứng minh rằng yêu sách của Trung Quốc sẽ không được công nhận.

Điều này cũng có nghĩa, Mỹ và các đồng minh phải làm điều tương tự ở Biển Đông. Tăng cường thêm các thử thách cho Trung Quốc, dù biết làm như vậy sẽ có nguy cơ vô tình đụng độ và đối đầu. Nhưng không làm gì, hoặc chỉ đưa ra những động thái riêng rẽ, sẽ coi như giúp Trung Quốc tạo sự đã rồi. Khi đó, Biển Đông nghiễm nhiên sẽ nằm trong sự kiểm soát của Trung Quốc.