Nhóm Big 3 ngân hàng niêm yết đang có những chế tài kiểm soát đặc biệt nhằm kiềm chế nợ xấu và hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau đại địch

Nhóm Big 3 và nhóm ngân hàng niêm yết đang có những chế tài kiểm soát đặc biệt nhằm kiềm chế nợ xấu và hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau đại địch

Lợi nhuận của các nhà băng giảm mạnh

Báo cáo tài chính của nhiều ngân hàng thương mại công bố trong quý III/2020 cho thấy tỷ lệ nợ xấu tăng so với trước đó. Đã có 14/16 ngân hàng thương mại niêm yết công bố kết quả kinh doanh quý III với tỉ lệ nợ xấu tăng trung bình 30% so với quý trước.

Thống kê 17 ngân hàng thương mại (NHTM) niêm yết tại cuối tháng 9, nợ xấu hơn 97.280 tỷ đồng, tăng 31% so với cuối năm 2019 và tỷ lệ nợ xấu tương đương 1,8% tổng tài sản.

Tại nhóm Big 3 ngân hàng niêm yết, điển hình là Vietcombank, báo cáo tài chính hợp nhất quý III cho thấy, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh lên 2.024 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm đến nay ngân hàng này đã trích tới 6.033 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nợ xấu của Vietcombank trong 9 tháng cũng tăng thêm 2.000 tỷ đồng lên 7.883 tỷ đồng, trong đó nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) và nợ nghi ngờ (nhóm 4) tăng khá cao. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đã tăng lên 1,01% so với mức 0,79% vào cuối năm ngoái.

Tiếp đến là lợi nhuận trước thuế quý 3/2021 của VietinBank chỉ đạt 3.000 tỉ đồng, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Nhờ lợi nhuận đột biến quý 1/2021, lũy kế 9 tháng, lợi nhuận VietinBank vẫn đạt 13.900 tỉ đồng, tăng 33,6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận quý 3 của VietinBank bị ảnh hưởng do thực hiện nhiều chương trình tín dụng hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi COVID-19. Bên cạnh đó, chi phí dự phòng rủi ro cũng tăng cao do nguy cơ nợ xấu mới phát sinh.

Đối với nhóm ngân hàng cổ phần, theo báo cáo của SSI, VPBank kết thúc quí 3/2021 với việc gia tăng chi phí dự phòng hợp nhất thêm 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái (sau khi đã loại trừ khoản chi phí dự phòng cho Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam - VAMC). Đại diện VPBank giải thích tỷ lệ này ở ngân hàng riêng lẻ đạt gần 30% phản ánh việc đã chuẩn bị dự phòng nợ xấu để ứng phó với các tác động của dịch bệnh…

Với ngân hàng Techcombank, trong 9 tháng đầu năm, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tại Techcombank đã tăng lên mức 2.200 tỷ đồng so với con số 605 tỷ đồng của năm 2020. Đại diện Techcombank cho biết điều này phản ánh sự thận trọng của ngân hàng trong việc chủ động trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu.

Cùng với việc tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, nhiều ngân hàng cũng cấp tập đẩy mạnh rao bán tài sản thế chấp để xử lý, thu hồi nợ. Hàng loạt tài sản thế chấp của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp từ ôtô, máy móc thiết bị, nhà xưởng, đến các lô bất động sản trị giá từ vài tỷ đồng đến hàng ngàn tỷ đồng.

Báo cáo mới đây Công ty CK Yuanta Việt Nam dự báo rằng, thu nhập lãi thuần trong quý III của các ngân hàng sẽ giảm 2% so với quý trước. Tuy nhiên, kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ hồi phục trong quý IV khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Biên lãi thuần (NIM) được dự báo sẽ giảm do các ngân hàng hạ lãi suất để hỗ trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Thu nhập phí trong quý III được kỳ vọng sẽ tăng và đây sẽ là động lực chính giúp thúc đẩy lợi nhuận trong quý này rao bán.

Kiểm soát nợ xấu gia tăng cách nào?

Liên quan đến việc nợ xấu tăng, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc NHNN cho rằng, đại dịch COVID-19 lần thứ 4 tác động nghiêm trọng mọi mặt đời sống kinh tế. Khi doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn, nguồn thu giảm, khả năng trả nợ sẽ gặp nhiều khó khăn, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của nhà băng tăng…

Theo ông Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính ngân hàng, ngoài việc nợ xấu tăng mạnh, tác động lên sức khỏe hệ thống ngân hàng còn phụ thuộc vào sự kết hợp của 4 yếu tố. Thứ nhất là mức nợ xấu tiềm ẩn sẽ được ghi nhận. Thứ hai là mức tỷ lệ nợ xấu mà NHNN vẫn kiểm soát được. Thứ ba là việc NHNN sửa đổi Thông tư 01 nhằm kéo dài thời gian gia hạn việc phân loại nợ xấu. Cuối cùng là tốc độ phục hồi kinh tế để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng.

Theo NHNN, đến 28/9, các tổ chức tín dụng đã tái cơ cấu thời hạn trả nợ đối với hơn 272.100 khách hàng với dư nợ cho vay khoảng 331.000 tỷ đồng, tương đương 3,8% tổng dư nợ của toàn hệ thống.

Báo cáo mới đây của VDSC cho rằng không phải tất cả các khoản vay được tái cơ cấu sẽ chuyển thành nợ xấu. Tuy nhiên, nhiều khả năng nợ xấu tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do ảnh hưởng của đại dịch, và vượt ngưỡng 3% do NHNN đặt ra vào năm 2021.

Nhìn chung, sự phục hồi của tăng trưởng tín dụng thường chậm hơn so với phục hồi hoạt động kinh tế, theo ước tính khoảng 12-13% vào năm 2021. Do đó, sau khi cân nhắc các yếu tố trên, VDSC cho rằng NHNN có thể sẽ kéo dài chính sách hỗ trợ (cụ thể là Thông tư 01) gồm các biện pháp gia hạn thời gian trả nợ hoặc hoãn ghi nhận nợ xấu.

Với góc nhìn khác, SSI duy trì quan điểm chính sách tiền tệ trong thời gian tới sẽ được duy trì nới lỏng để hỗ trợ sự hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch, trong bối cảnh lạm phát đang được kiểm soát tốt.

Các biện pháp của NHNN bao gồm giảm lãi suất điều hành, tăng hạn mức tín dụng nhằm tạo điều kiện giúp các ngân hàng thương mại (NHTM) có thể tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, các gói cho vay lãi suất thấp cũng có thể được triển khai đến các nhóm ngành chịu ảnh hưởng nặng nề như hàng không, du lịch hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tuy nhiên nợ xấu của ngành ngân hàng tăng cao hơn dự kiến và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng lợi nhuận của nhóm ngành này. Theo NHNN, tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ xấu tiềm ẩn cuối năm nay dự kiến sẽ ở mức từ 7,1% - 7,7%. Đây là kết quả được dự báo khi các ngân hàng đã thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn hoãn theo Thông tư 01, Thông tư 03 và Thông tư 14…