>> Kinh doanh trên nền tảng văn hóa

Tuy nhiên, góc nhìn của Cty PwC, thế hệ kế nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình chuyển giao.

 Khảo sát Thế hệ kế nghiệp (NextGen) năm 2022 của PwC

Khảo sát Thế hệ kế nghiệp (NextGen) năm 2022 của PwC

Nguyễn Ngọc Mỹ - CEO Công ty CP Địa ốc Alphanam – Phó Chủ tịch HĐQT Alphanam Group là con gái út của Chủ tịch Tập đoàn Alphanam – ông Nguyễn Tuấn Hải. Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ tại nước ngoài, cô trở về Việt Nam và cùng tham gia đảm nhận vai trò quản trị hoạt động kinh doanh của gia đình.

Với vai trò thành viên trong một doanh nghiệp gia đình đã thực hiện thành công quá trình chuyển giao thế hệ, Ngọc Mỹ chia sẻ, cô luôn nuôi giữ khát vọng giữ gìn những giá trị mà thế hệ trước đã tạo dựng nên. Nếu thế hệ kế nghiệp không được chuẩn bị tốt và được đào tạo bài bản, quá trình chuyển giao thế hệ có thể bị đứt gãy.

Thách thức chuyển giao

Khảo sát Thế hệ kế nghiệp (NextGen) năm 2022 của PwC cho thấy: NextGen Việt Nam đang ngày càng tham gia tích cực hơn vào công việc kinh doanh của gia đình, với 66% NextGen Việt Nam hiện đang làm việc trong công ty của gia đình. Xu hướng này càng gia tăng trong đại dịch, 47% chia sẻ rằng họ cảm thấy cam kết với công việc kinh doanh gia đình hơn so với trước kỳ đại dịch. Con số này cao hơn mức trung bình toàn cầu & Châu Á – Thái Bình Dương (43%).

Trước đó, theo Khảo sát Doanh nghiệp Gia đình Việt Nam của PwC năm 2021, một cuộc đại chuyển giao thế hệ với sự tham gia của thế hệ thứ 2, 3 và 4 (với tư cách là các cổ đông lớn) sẽ diễn ra trong vòng 5 năm tới. Nhưng, tại thời điểm khảo sát, chỉ có 36% cho biết họ đã chuẩn bị kế hoạch kế nghiệp hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, kế nghiệp vẫn là một vấn đề khó khăn và nhạy cảm. 61% NextGen Việt Nam cảm thấy khó khăn trong việc chứng tỏ bản thân ở vị trí lãnh đạo mới hoặc với vai trò thành viên hội đồng quản trị, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với mức trung bình thế giới và khu vực (đều là 45%).

Tỉ lệ NextGen cần rèn luyện kỹ năng để đạt được thành công.

Tỉ lệ NextGen cần rèn luyện kỹ năng để đạt được thành công.

Thay đổi hiện trạng

Việc có được niềm tin của thế hệ đương nhiệm và chứng minh rằng doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển là điều cần thiết với NextGen. Thế giới đang thay đổi và các kỹ thuật kinh doanh của hôm qua sẽ không còn phù hợp cho hôm nay. NextGen phải có khả năng thay đổi hiện trạng và khám phá các cơ hội phát triển nhằm đảm bảo gia sản kế thừa.

Hiện nay, NextGen Việt Nam cảm thấy họ vẫn chưa có nhiều cơ hội để trực tiếp lãnh đạo các dự án chuyển đổi cụ thể trong doanh nghiệp. Thấp hơn so với tỷ lệ toàn cầu (28%), chỉ có khoảng 11% NextGen Việt Nam chia sẻ họ đang thực sự được dẫn dắt các dự án chuyển đổi trong doanh nghiệp gia đình.

Để chuyển giao thành công, PwC cho rằng cần những thành viên với những kỹ năng khác nhau phối hợp cùng nhau để mang lại thành công. Bao gồm: Định hình lại sự thành công trong kinh doanh và xây dựng nền tảng cho tăng trưởng bền vững. Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) đang trở thành vấn đề then chốt đối với phát triển kinh doanh. Với tư cách là nhà lãnh đạo tiếp nối, NextGen cần đi đầu trong việc xây dựng chiến lược ESG. Ví dụ: NextGen có thể tìm hiểu việc xây dựng chiến lược net-zero đòi hỏi những yếu tố nào, cách giảm phát thải carbon từ hoạt động kinh doanh và tác động của doanh nghiệp đối với môi trường và cộng đồng.

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân Tổng Giám đốc PwC Việt Nam cho rằng: Mặc dù việc chuyển giao chưa bao giờ là một quá trình dễ dàng, đặc biệt trong thời điểm đầy biến động như hiện tại, các doanh nghiệp gia đình tại Việt Nam có cơ hội để hình dung lại thành công đối với họ là gì. Và để đảm bảo tăng trưởng bền vững, NextGen phải trở thành nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa mà các doanh nghiệp gia đình cần.

Mặc dù, các doanh nghiệp gia đình đã cởi mở hơn về vấn đề kế nghiệp trong bối cảnh của đại dịch, tuy nhiên, các giai đoạn và điều kiện kế nghiệp thường không rõ ràng. NextGen phải hiểu rõ những gì cần làm để đạt được niềm tin của thế hệ lãnh đạo đương nhiệm. Đồng thời, trau dồi kỹ năng lãnh đạo.