LTS: Gạo xuất khẩu Việt Nam đang đối mặt với sự cạnh tranh rất gay gắt và đang có mức giảm sâu khi các nước đối thủ như Thái Lan và Ấn Độ liên tục điều chỉnh giá. Đây là điều bất thường trong bối cảnh giá các nguyên, phụ liệu đều tăng trên toàn thế giới. 

 Xuất khẩu gạo cần coi là ngành kinh doanh có điều kiện để thúc đẩy hoàn thiện quy trình thu mua, dự trữ, chế biến, xuất khẩu nhằm mang lại nhiều giá trị gia tăng. (Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn. Ảnh: H.ANH)

Xuất khẩu gạo cần coi là ngành kinh doanh có điều kiện để thúc đẩy hoàn thiện quy trình thu mua, dự trữ, chế biến, xuất khẩu nhằm mang lại nhiều giá trị gia tăng. (Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn. Ảnh: H.ANH)

Khi nghiên cứu về ngành hàng lúa gạo, trường Chính sách công và Quản lý Fulbright (FSPPM) và VCCI trong báo cáo Kinh tế thường niên Đồng bằng Sông Cửu Long 2020, đã nhận ra rằng, một trong những bất lợi của cụm ngành là chất lượng lúa gạo Việt Nam không đồng nhất.

Theo VCCI, chính sách an ninh lương thực của Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò của cây lúa, đặc biệt là quy định hạn chế chuyển đổi đất trồng lúa, tuy nhiên các chính sách hỗ trợ đi kèm vẫn còn thiếu. Theo báo cáo, để người dân an tâm vào cây lúa, điều kiên quyết là ngành nông nghiệp phải tìm cách xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm gạo, giúp ngành hàng mở rộng thị phần trên thương trường quốc tế nhờ đó tạo điều kiện nâng cao sản lượng và giá trị xuất khẩu.

Đi liền với đó, phát triển cánh đồng lúa lớn sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng yêu cầu của người mua, giúp Việt Nam duy trì và gia tăng thị phần trên thương trường. Theo một số chuyên gia kinh tế, về lâu dài, Việt Nam cần có chính sách cho phép người dân sử dụng đất đai trồng lúa một cách linh hoạt hơn trên cơ sở quy hoạch tổng thể chung của vùng/quốc gia.

fs

Để ngành lúa gạo Việt Nam phát triển bền vững, vừa đảm bảo an ninh lương thực và sinh kế cho nông dân, chúng ta vẫn cần đến vai trò của Bộ Công Thương trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường.

Đối với khâu liên kết, cần phát triển liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo giữa các tổ chức kinh tế hợp tác và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, góp phần đảm bảo sản lượng xuất khẩu ổn định cả về số lượng và chất lượng nhờ đó duy trì và phát triển thị phần trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, tăng cường mối liên kết dọc giữa các tổ chức kinh tế hợp tác với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào để giảm chi phí trung gian trong chuỗi giá trị lúa gạo.

Ngoài ra, theo báo cáo của VCCI, để ngành lúa gạo Việt Nam phát triển bền vững, vừa đảm bảo an ninh lương thực và sinh kế cho nông dân, chúng ta vẫn cần đến vai trò của Bộ Công Thương trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường, tránh phụ thuộc vào một vài thị trường như hiện nay.