Xung đột Nga - Ukraine là nguyên nhân thay dổi cấu trúc quyền lực tại châu Âu

Xung đột Nga - Ukraine là nguyên nhân thay dổi cấu trúc quyền lực tại châu Âu

Thật ra, trật tự toàn cầu đã thay đổi rất nhiều kể từ vụ khủng bố nhằm vào nước Mỹ ngày 11/9/2001. Nhưng sau hơn 2 tháng xung đột Nga - Ukraine xảy ra mới là dấu chấm hết của nhiều trào lưu chính trị, phong cách kinh tế, lẫn ngoại giao, an ninh, liên minh.

Nền dân chủ Mỹ nhìn chung đã bị lột tả khá nhiều điểm yếu sau sự kiện bạo loạn ở đồi Capitol của những người ủng hộ ông Trump một lần nữa ngồi ghế Tổng thống Mỹ. Nhưng cuối cùng cử tri Mỹ đã chọn ông Joe Biden, Đảng dân chủ, mang khuynh hướng xã hội chủ nghĩa hiện đại.

Tại châu Âu, 2 năm chống dịch COVID-19 cũng cho thấy khái niệm “dân chủ” là rào cản khi nhiều chính phủ có ý định giãn cách, phong tỏa, buộc người dân mang khẩu trang ra đường. Các thành viên EU liên tục "cãi vã" về chính sách, tiền tệ, tài khóa. 

Putin đã tấn công Ukraine theo cách ít bất ngờ nhất và cách phản ứng của phương Tây hoàn toàn chưa có tiền lệ. Lịch sử thế giới chưa ghi nhận trường hợp nào hàng chục quốc gia, rất nhiều cường quốc dễ dàng thống nhất quan điểm cấm vận kinh tế chính trị một quốc gia khác.

Sức sống của những nền dân chủ lâu đời, thiếu gắn kết - được kích hoạt, chúng trở nên linh hoạt lạ thường. Có thể nói rằng Mỹ và châu Âu chẳng mặn mà gì Ukraine, thậm chí Washington không có đại sứ quán ở Kiev; EU chưa xem xét kết nạp Ukraine,… Vậy sao họ lại giúp đỡ Ukraine nhiệt thành đến như vậy?

Thật ra, đây là cuộc đấu ngấm ngầm giữa khuynh hướng dân chủ “kiểu Tây” và xu hướng chuyên chế đang phát triển ở Nga. EU có lý do lo lắng mô hình chính trị của ông Putin sẽ lan tràn khắp châu lục - những chính trị gia như Putin ở Hungary, Áo, Ba Lan đã bị xa lánh. Điển hình là thất bại của phong cách chinh trị cực hữu Marine Le Pen tại Pháp trong bầu cử mới đây.

Mặc dù cuộc chiến Nga - Ukraine chưa ngã ngũ, song các lực lượng chuyên chế, những chủ nghĩa dân tộc kiểu mới phải tự soi lại mình. Họ rất khó bước ra thế giới để vỗ ngực xưng tên, bởi những gì đã xảy ra cho thấy, kể cả những quốc gia trung lập, nhiều tổ chức phi chính trị vẫn từ bỏ quan điểm để lên án ông Putin.

Tất nhiên, nếu Nga chiến thắng, thế giới tự do phương Tây lại rơi vào vực thẳm đen tối, niềm kiêu hãnh mang tên Mỹ bị đả thương. Và quan trọng hơn, mọi lý thuyết, học thuyết về an ninh quốc gia, phòng thủ, liên kết phải được suy xét lại. Đặt lại câu hỏi: An ninh quốc gia là gì? Việc một quốc gia láng giềng có quyền chọn đối tác sẽ ảnh hưởng ra sao đến an ninh bên thứ ba?

Trong khi đó, dịch bệnh COVID-19 gieo vào đầu các nhà hoạch định, các ông chủ doanh nghiệp về ý niệm thay đổi chuỗi cung ứng, làm sao để đảm bảo thông suốt hàng hóa trong thế giới đầy bất định? Chiến sự Nga - Ukraine đã bồi thêm cú đánh khiến chuỗi kinh tế chính thức gục ngã!

Đa cực sẽ xuất hiện?

Thế giới đa cực sẽ xuất hiện?

Phụ thuộc lẫn nhau, dựa vào nhau, liên kết cùng nhau vô tình gây ra rào cản khi mâu thuẫn phát sinh. Đến đây, có thể hiểu vì sao Mỹ rất lo sợ đường ống dẫn dầu Phương Bắc 2 nối Nga với châu Âu. Putin nhiều lần nhấn mạnh dự án này không mang tính chính trị, nhưng nó thực sự rất chính trị ở thời điểm này.

Tham chiếu này buộc các nước phải lựa chọn giữa an ninh quốc gia và phát triển kinh tế; đơn cực hay đa cực - y hệt như nguyên lý chia rổ trứng ra nhiều phần hay cho tất cả vào một giỏ. Lựa chọn đối tác đang là áp lực cho quan điểm ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa, là vấn đề rất đáng suy nghĩ.