Vai trò của Mỹ là không thể bàn cãi, nhưng có thể kéo dài được bao lâu?

Vai trò của Mỹ trong chiến sự Nga- Ukraine là không thể bàn cãi, nhưng có thể kéo dài được bao lâu?

>> Chiến sự ở Ukraine: Nga- Mỹ ai mạnh hơn?

Mới đây trên tờ WELT, tờ báo nổi tiếng của Đức đăng bài phân tích của giáo sư François Heisbourg, chuyên gia kỳ cựu của Viện nghiên cứu Chính trị Paris. Trong đó, ông mở đầu bằng quan điểm: kết quả của Nga trong chiến tranh Ukraine chủ yếu phụ thuộc vào Mỹ.

Quả thật như vậy, theo con số ước tính vũ khí đến từ Mỹ chiếm gần một nữa khối lượng mà NATO, EU viện trợ Ukraine. Đặc biệt hệ thống tên lửa HIMARS giúp Tổng thống Zelensky tạo ra thay đổi ngoạn mục trên chiến trường.

Ngoài ra còn 1.400 hệ thống tên lửa phòng không Stinger, hơn 8.500 vũ khí chống tăng Javelin và 32.000 đơn vị vũ khí chống tăng khác, khoảng 988.000 đạn pháo, 60 triệu đạn súng bộ binh và hàng chục nghìn súng cối, rocket và lựu đạn.

Để cho thấy Mỹ ưu ái Ukraine như thế nào, hãy nhìn vào khả năng sản xuất lựu pháo của nền công nghiệp quốc phòng đồ sộ, mỗi năm Mỹ sản xuất 30.000 lựu pháo 155mm, trong khi Kiev chỉ sử dụng hết trong vòng 2 tuần.

Cho đến nay, tổng viện trợ Mỹ cho Ukraine rơi vào khoảng 20 tỷ USD, tức là đài thọ một nửa chi phí chiến tranh cho đồng minh kể từ tháng 2 đến nay - theo tham số tính toán từ cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) mỗi tháng Kiev chi 5 tỷ USD cho chiến sự Nga- Ukraine.

Các chuyên gia quân sự đến từ Bộ quốc phòng Mỹ, NATO, tình báo Anh chính là tác giả của chiến lược chiến tranh đánh từ phía sau lưng đối phương, phá hủy hạ tầng, hậu cần, tập kích nhóm nhỏ chia thành nhiều đợt trong ngày, đã cho thấy kết quả.

Nhà trắng luôn là lực lượng đi đầu duy trì và thổi bùng phong trào cấm vận Nga, lôi kéo cả những tổ chức phi chính trị vào cuộc; trong đó người Mỹ cung cấp hầu hết công cụ, ví dụ hệ thống SWIFT, dầu mỏ, khí hóa lỏng, tiếng nói quyết định tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Thứ giá trị hơn cả là Washington đóng vai trò sản sinh tinh thần và động lực chiến đấu cho cả châu Âu chống lại Nga. Người ta tin vào sức mạnh của Mỹ có thể kìm kẹp bất cứ thế lực nào trên thế giới.

Chẳng có gì phải bàn cãi về vai trò của Washington đối với những biến động của thế giới kể từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay. Song người ta cũng đặt ra vấn đề rằng, khả năng can thiệp của Mỹ ngày càng yếu đi; với chiến sự Nga - Ukraine có phải là nỗ lực cuối cùng để thể hiện vai trò "anh cả”?

>> Chiến sự Nga- Ukraine: "Nước cơ" nguy hiểm của Nga

Nếu Mỹ tiếp tục thể hiện vai trò chủ đạo như hiện nay thì khả năng Ukraine giành chiến thắng là có cơ sở. Nhưng giáo sư François Heisbourg bày tỏ hoài nghi điều này với kịch bản ông Trump tái cầm quyền nhiệm kỳ tới và một thỏa thuận ngầm nào đó,…

Lô vũ khí mới nhất NATO chuyển đến Ukraine

Lô vũ khí mới nhất NATO chuyển đến Ukraine

Suốt nhiều thập kỷ bá chủ thế giới, người Mỹ đã kiểm soát tuyệt đối châu Âu. Do vậy, giúp Ukraine cũng là giúp Mỹ giữ vững thành trì ở châu Âu. So với 20 năm can dự và tổn thất ở Trung Đông, cuộc chiến ở Đông Âu chưa là gì. Đó la quyền lợi tối thượng của Mỹ.

Tuy nhiên, có đến ắt có đi, Mỹ đã rút khỏi Trung Đông để lại hiện trạng không thể giải quyết. Điều này cũng có thể diễn ra với Ukraine - tất nhiên chưa phải bây giờ.