Chiến sự ở Donbass vào hồi quyết định

Chiến sự ở Donbass đang vào hồi quyết định

>> "Giật mình" với những toan tính địa chính trị trong chiến sự Nga - Ukraine

Nga, Ukraine, cả châu Âu và Mỹ đã trượt dài trên con đường chiến tranh, dường như không thể kìm lại. Nhiều ý kiến cho rằng nếu bà Angela Merkel còn tại vị Thủ tướng Đức thêm vài tháng nữa thôi thì thế cuộc không đến nỗi bi đát như bây giờ!

“Bà đầm thép” nước Đức đã lãnh đạo châu Âu suốt 16 năm liên tục. Dưới bàn tay lèo lái thao lược của bà, “lục địa già” nhiều lần thoát hiểm ngoạn mục, EU một khối thống nhất đối trọng với Nga, quan hệ bình đẳng với Mỹ.

Các nhà lãnh đạo Châu Âu gọi bà là “thiên đường của hòa bình”, “cỗ máy đàm phán”. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel ví von “Bà là một tượng đài; châu Âu không có Merkel như Rome không có Vatican hay Paris không có tháp Eiffel vậy”.

Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tưởng chừng sụp đổ trong khủng hoảng nợ công 2009. Bà Merkel lúc đó đã sử dụng chất “thép” buộc mấy con nợ Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Iceland, Italy chi tiêu theo khung khổ của khối.

Bà Merkel ra điều kiện, các nước ngập nợ sẽ được Ngân hàng Trung ương châu Âu cho vay, nhưng họ không được quyết định kế hoạch chi tiêu, thay vào đó EU đặt ra hai điều kiện “chấp thuận kế hoạch chung hoặc phá sản”.

“Thiết quân luật về tài chính” được áp dụng, quả nhiên tình trở nên khả quan, không để xảy ra bất cứ hệ quả chính trị xã hội nào, khủng hoảng nợ công không lan ra toàn khối.

Cuộc chiến tranh Syria năm 2013 khiến hàng triệu người bỏ chạy khỏi quê hương, vượt Địa Trung Hải đến châu Âu tị nạn, bà Merkel là người đầu tiên mạnh bạo mở cửa đón 1 triệu người chạy nạn bất chấp phản ứng lo ngại từ các nước láng giềng.

Quyết định của bà Merkel được chứng minh là đúng đắn, việc tiếp nhận nhập cư không ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu dân số, việc làm, nhưng quan trọng hơn đã ngăn chặn thảm họa nhân đạo.

Angela Merkel rời chính trường là thiệt thòi quá lớn với châu Âu

Angela Merkel rời chính trường là thiệt thòi quá lớn với châu Âu

Đối với các vấn đề quốc tế, cựu nữ Thủ tướng Đức luôn tìm kiếm sự thỏa hiệp, theo đuổi cách tiếp cận đa phương với các vấn đề chung. Dưới thời bà Merkel, nước Đức luôn chịu áp lực phải cứng rắn hơn với Nga và Trung Quốc.

Song, là một người trưởng thành từ chiến tranh, đất nước chia làm hai miền Đông và Tây, bà Merkel hiểu tầm quan trọng của việc tránh tạo ra thêm một cuộc đối đầu như vậy.

Bà Merkel tại vị trong 4 nhiệm kỳ, đã giúp nước Đức và châu Âu cân bằng cấu trúc quyền lực phương Tây. Ví dụ, bất chấp sức ép từ Washington, bà Merkel vẫn ủng hộ đường ống dẫn dầu “Dòng chảy phương Bắc 2” giúp châu Âu đảm bảo an ninh năng lượng. Rất tiếc bà về hưu khi dự án này chỉ còn 1% tiến độ! EU vẫn trừng phạt Nga lấy lệ nhưng không quá mạnh đến mức làm sứt mẻ nghiêm trọng như hiện tại.

Rõ ràng, bà Merkel để lại khoảng trống quá lớn cho người kế nhiệm Scholz. Vị thế, ông Scholz hiện nay phải đối mặt với sự thỏa hiệp giữa 3 đảng phái chính trị ở Đức, quyền lực chia năm xẻ bảy.

Phương Tây và Nga hầu như không sử dụng công cụ ngoại giao về vấn đề Ukraine. Bản thân Washington phớt lờ yêu cầu “8 điểm” của Moscow ngay trước thềm cuộc chiến; Tổng thống Zelensky kêu gọi viện trợ vũ khí để đánh chứ không đàm.

Cuộc chiến Nga- Ukraine cần đàm phán để kết thúc, muốn đàm phán cần có niềm tin, nhưng các bên bây giờ hoàn toàn không tin nhau. Hơn thế nữa, châu Âu lúc này khó tìm ra nhân vật đủ tầm ảnh hưởng như Merkel trước đây khiến Putin giành sự quan tâm.

Nhiều chuyên gia nhận định, nếu Merkel còn ở lại chính trường cuộc chiến Nga - Ukraine chưa chắc xảy ra!