Cầu Cao Lãnh sẽ hỗ trợ Việt Nam tiếp tục quá trình chuyển đổi kinh tế một cách ấn tượng. Và, cây cầu là biểu tượng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Australia, đánh dấu mốc 45 năm và ký kết Quan hệ Đối tác Chiến lược

Cầu Cao Lãnh là biểu tượng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Australia, đánh dấu mốc 45 năm và ký kết Quan hệ Đối tác Chiến lược

Đây là dự án hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Australia và NH Phát triển Châu Á (ADB) là một phần của Dự án Kết nối khu vực trung tâm Đồng bằng Mê-kông. 

Việc kết nối thuận lợi sẽ không chỉ giảm thời gian đi lại cũng như chi phí cho người dân khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long thuộc An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp, mà còn mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế và giúp người dân có điều kiện sống tốt hơn. Đây là “vựa lúa” của Việt Nam, khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đóng góp 70% xuất khẩu nông nghiệp và thủy sản của Việt Nam. Việc thông cầu và các tuyến đường kết nối sẽ thúc đẩy cơ hội thương mại cho nông nghiệp Việt Nam trong khu vực Tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng, thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân, hỗ trợ an ninh lương thực và giúp người dân tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ xã hội và y tế. 

Dự án sẽ giúp kết nối tốt hơn tới khu vực Tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng hành lang ven biển phía Nam, và mạng lưới đường cao tốc nối với Cam-pu-chia và Thái Lan. Dự kiến khoảng 170,000 lượt người qua lại mỗi ngày, hưởng lợi trực tiếp cho hơn 5 triệu người dân tại Đồng Bằng Sông Cửu Long nhờ việc tiếp cận với thị trường và dịch vụ tại Việt Nam. Ngoài sự nâng cấp về kết nối hạ tầng, Dự án Kết nối khu vực trung tâm Đồng bằng Mê-kông được kỳ vọng sẽ mang lại sự phát triển toàn diện cho các khu vực hẻo lánh với trung tâm, và cải thiện việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội và y tế cơ bản.

Ngoại trưởng Australia Bà Julie Bishop phát biểu, “Trong các năm tới, Cầu Cao Lãnh sẽ là một đòn bẩy quan trọng cho phát triển. Cầu sẽ kết nối các vùng, hỗ trợ phát triển kinh tế và an ninh lương thực. Hơn nữa, cây cầu này còn áp dụng các kỹ thuật mới mà có thể được ứng dụng trong các dự án cơ sở hạ tầng trong tương lai. Cầu Cao Lãnh sẽ hỗ trợ Việt Nam tiếp tục quá trình chuyển đổi kinh tế một cách ấn tượng. Và, cây cầu là biểu tượng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Australia, đánh dấu mốc 45 năm và ký kết Quan hệ Đối tác Chiến lược”.

Khoản viện trợ trị giá 160 triệu Đô la của Chính phủ Australia cho dự án này cho thấy đây là hoạt động tài trợ lớn nhất của Australia trong khu vực Đông Nam Á và là một trong những đầu tư quan trọng nhất vào Việt Nam kể từ khi cầu Mỹ Thuận khánh thành vào năm 2000.

Cầu Cao Lãnh có chiều dài 2,4km bắt qua Sông Tiền, cộng với chiều dài hơn 25.1km của các tuyến đường kết nối. Chủ đầu tư dự án là Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long, với sự tư vấn thiết kế và giám sát thi công từ Liên danh tư vấn quốc tế CDM SMITH Inc. (Mỹ) - WSP FINLAND Limited (Phần Lan) -YOOSHIN Engineering Corporation (Hàn Quốc) được khởi công xây dựng vào ngày 19-10-2013.

 Theo thiết kế, cầu Cao Lãnh thuộc dạng dây văng 2 mặt phẳng với tổng chiều dài hơn 2 km. Nhịp cầu chính dài 350 m, chiều cao thông thuyền 37,5 m với 2 trụ tháp hình chữ H cao 123,4 m. Với mặt cầu rộng 24,5 m, đơn vị thi công thực hiện bố trí thành 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Trong khi đó, tuyến đường kết nối cầu Cao Lãnh với cầu Vàm Cống (nằm bên bờ huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp với tổng chiều dài 21,45 km) tuy chỉ rộng gần 21 m nhưng cũng được thiết kế với 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Các phương tiện đi qua tuyến đường này được phép chạy với tốc độ 80 km/giờ.