Chính sách kịp thời

Mới đây, theo kiến nghị của lãnh đạo một công ty du lịch, để có thể nối lại chuyến bay thương mại quốc tế sau Tết Nguyên đán phải chuẩn bị rất nhiều việc như dự báo thị trường, nối lại chính sách miễn thị thực, các chính sách bảo đảm quyền lợi cho khách hàng, xây dựng cơ chế hợp tác xuyên quốc gia.

Trong đó, các chính sách liên quan quyền lợi du khách quốc tế cần sớm được tính toán và nên có chính sách quy định bắt buộc bảo hiểm du lịch y tế, bao gồm quyền lợi bảo hiểm COVID-19 với tất cả khách quốc tế đến Việt Nam và du khách Việt đi du lịch nước ngoài.

Trước thông tin này, Văn phòng Chính phủ đã kịp thời có Công văn số 493/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu thông tin báo chí nêu về đề xuất cho bán bảo hiểm COVID-19 để chuẩn bị mở cửa du lịch quốc tế.

Văn phòng Chính phủ đã kịp thời có Công văn số 493/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu thông tin báo chí nêu về đề xuất cho bán bảo hiểm COVID-19

Văn phòng Chính phủ đã kịp thời có Công văn số 493/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu thông tin báo chí nêu về đề xuất cho bán bảo hiểm COVID-19

Trao đổi với Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Ngô Trung Dũng, P.Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, việc nghiên cứu và sớm cho ra quy định bắt buộc bảo hiểm du lịch y tế, bao gồm quyền lợi bảo hiểm COVID-19 là thực sự cần thiết. Theo đó, để thực hiện "mục tiêu kép" vừa phát triển kinh tế, vừa chống dịch và đáp ứng nhu cầu đi lại cơ bản, thiết yếu của công dân, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sau Tết Nguyên đán 2021, Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu, thúc đẩy việc nối lại chuyến bay thương mại thường lệ tới các nước.

Như vậy, khi khách du lịch đến Việt Nam phát hiện bị mắc COVID-19, vấn đề sẽ nan giải nếu khách không có tiền để chi trả chi phí điều trị và hồi hương... Lúc này ai sẽ là người có trách nhiệm chi trả? Công ty du lịch? Hay Nhà nước?

Có thể thấy, trong giai đoạn đầu đại dịch, vì mục đích chống dịch và tính chất nhân đạo, Nhà nước đã chi trả các chi phí điều trị cho những người mắc COVID-19 và cả khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam, trong trường hợp họ không có bảo hiểm chi trả.

Đến nay, trong điều kiện “bình thường mới”, Việt Nam sẽ mở cửa trở lại đường bay quốc tế, duy trì chính sách như trước không còn hợp lý nữa, vì sẽ là gánh nặng lớn cho Ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, việc yêu cầu khách du lịch phải có bảo hiểm du lịch chi trả các chi phí phát sinh liên quan đến điều trị COVID-19 là việc cần gấp rút thực hiện. Tương tự, việc các công ty du lịch yêu cầu khách du lịch Việt Nam du lịch nước ngoài phải có bảo hiểm du lịch cũng là điều cần thiết, việc này có thể cũng là điều kiện bắt buộc các nước khác yêu cầu công ty lữ hành phải làm khi muốn đưa khách du lịch đến nước họ.

Mặc dù, vào thời điểm cuối tháng 3/2020, Thủ tướng đã có quyết định các doanh nghiệp bảo hiểm không được giới thiệu và triển khai gói bảo hiểm đối với bệnh COVID-19, khi đại dịch có dấu hiệu bùng phát mạnh mẽ tại Việt Nam. Theo ông Ngô Trung Dũng, mỗi quyết định của Chính phủ đều có sự phù hợp ở mỗi thời điểm và mang tính chiến lược khác nhau.

Cụ thể, khi tình hình căng thẳng, Chính Phủ thực hiện những biện pháp quyết liệt như giãn cách xã hội toàn quốc, yêu cầu mọi người ở nhà, hạn chế mọi tiếp xúc không cần thiết. Đồng thời, cũng cần ngăn ngừa tiếp xúc giữa người tư vấn bảo hiểm và khách hàng.

Mặt khác, cũng có ý kiến cho rằng thời điểm đó mọi chi phí xét nghiệm, điều trị COVID-19 đều do Nhà nước chi trả, người dân nếu có bảo hiểm COVID sẽ được “hưởng lợi” từ các khoản bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), sẽ dẫn đến tâm lý chủ quan, thậm chí coi việc mắc COVID-19 là cơ hội để nhận được quyền lợi bảo hiểm từ DNBH.

Tối ưu hiệu quả

Để xây dựng chính sách cho bảo hiểm COVID-19 đạt hiệu quả, vị  P.Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cũng chỉ ra rằng: Thứ nhất, về phía Nhà nước, cần có quy định việc bảo hiểm rủi ro COVID-19 là hình thức bảo hiểm bắt buộc đối với khách du lịch, trên cơ sở đó các DNBH và các hãng lữ hành mới dễ hợp tác triển khai.

Thứ hai, Bộ Y tế cần tính toán mức chi phí trung bình để điều trị một bệnh nhân COVID-19 với các phác đồ điều trị từ nhẹ đến nặng, trên cơ sở đó các DNBH cần thiết kế những sản phẩm bảo hiểm tương ứng.

Thứ ba, Bộ Tài chính cần có những cải tiến trong quy trình phê duyệt sản phẩm bảo hiểm COVID-19 để các DNBH có thể cung cấp sản phẩm bảo hiểm kịp thời.

Bộ Tài chính cần có những cải tiến trong quy trình phê duyệt sản phẩm bảo hiểm COVID-19 để các DNBH có thể cung cấp sản phẩm bảo hiểm kịp thời

Bộ Tài chính cần có những cải tiến trong quy trình phê duyệt sản phẩm bảo hiểm COVID-19 để các DNBH có thể cung cấp sản phẩm bảo hiểm kịp thời

Một vấn đề đặt ra nữa là các quy định để đảm bảo năng lực của các công ty tham gia bảo hiểm COVID-19. Theo nghiên cứu của Asia Insurance Review, nếu các đại dịch có thể dẫn tới một số lượng lớn những yêu cầu bồi thường bất thường đối với những công ty bảo hiểm, điều này có thể dẫn đến một rủi ro mang tính hệ thống. Liệu những nhà giám sát có nên yêu cầu các công ty bảo hiểm duy trì những khoản dự trữ về vốn lớn hơn để đảm bảo người dùng cuối (end consumer) sẽ không bao giờ phải chịu rủi ro?

Không loại trừ trường hợp COVID-19 rất có thể sẽ làm cho số lượng các yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tăng lên. Các công ty bảo hiểm đã có được sự bảo vệ trước tình huống xảy ra “tỉ lệ tử vong tới hạn” đối với các đại dịch sẽ ở vào một vị thế tốt hơn so với những công ty khác.

Còn theo Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách về Bảo hiểm là bộ phận của Hiệp hội quốc gia các Nhà Giám sát Bảo hiểm có trụ sở tại Mỹ, các đại dịch sẽ có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho các công ty bảo hiểm, các nhân viên làm việc cho các công ty đó cũng như cho người mua bảo hiểm. Việc đầu tư cho các biện pháp chuẩn bị sẵn sàng và quản trị rủi ro để đối phó với đại dịch là rất cần thiết để giảm thiểu những khó khăn về hoạt động cũng như những thiệt hại được dự kiến trong khi đại dịch đang diễn ra.

Thống kê từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy, tính đến nay, thị trường bảo hiểm tại Việt Nam mặc dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng vẫn có sức phát triển tích cực và giữ ở mức ổn định. Năm 2020, mức tăng trưởng bảo hiểm phi nhân thọ khoảng 4% và bảo hiểm nhân thọ khoảng 19%. Về quy mô thị trường và năng lực của các DNBH, theo tôi, các DNBH đủ khả năng để thiết kế, triển khai bảo hiểm rủi ro COVID-19 cho khách du lịch, một khi Nhà nước có chủ trương này”, ông Ngô Trung Dũng nhấn mạnh.