Tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu hiện tại

Tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu hiện tại (Nguồn OWID)

Hiện có 3 trường phái chính để phòng chống dịch COVID-19. Trường phái ưa thích sử dụng miễn dịch cộng đồng ở Bắc Âu; trường phái sử dụng nghiêm ngặt các biện pháp xã hội như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Campchia; trường phái thiên về vaccine ở Mỹ và phần còn lại của châu Âu.

Ngoài mô hình chống dịch kiểu Trung Quốc - rất khó đánh giá mức độ thành bại vì những thông tin mà nước này đưa ra vẫn chưa thể kiểm chứng đầy đủ và khoa học.

Còn lại, cùng mô hình này, Việt Nam bước đầu thành công, nhưng không bền vững, vì như đã phân tích. Bối cảnh toàn cầu hóa - không một quốc gia nào có thể phát triển toàn vẹn nếu như phải áp dụng liên tục giãn cách xã hội nghiêm ngặt.

Ở Mỹ, khi dịch mới bùng phát, Tổng thống D. Trump tỏ ra tự tin, thậm chí ông so sánh tỷ lệ tử vong do COVID-19 còn thấp hơn cúm mùa thông thường. Mỹ không giãn cách xã hội nghiêm ngặt, thậm chí quy định mang khẩu trang gây ra tranh cãi về quyền con người.

Hệ quả, Mỹ trở thành tâm dịch sau khi Trung Quốc tạm thời cắt cơn, sau đó hứng chịu làn sóng thứ 2, thứ 3. Đến thời điểm này tổng cộng 32,8 triệu người Mỹ nhiễm bệnh, 582 nghìn người tử vong.

Từ tháng 2/2021, tình hình dịch bệnh tại Mỹ tạm lắng, số ca nhiễm giảm kỷ lục từ 300 nghìn ca/ngày trong tháng 1 xuống còn 65.000 ca/ngày trong tháng 2.

The Atlantic giải thích, đó là nhờ hành vi người Mỹ đã thay đổi, mùa lây lan không thuận lợi và nước Mỹ đạt được miễn dịch một phần. Tuy nhiên, dịch bệnh tạm lắng, kinh tế Mỹ tăng trưởng bùng nổ trở lại có công rất lớn của vaccine Pfizer, BiONTech.

Tỷ lệ tiêm chủng/dân số ở Mỹ thuộc hạng cao nhất thế giới, đặc biệt chỉ có Mỹ, Đức là hai quốc gia sở hữu công nghệ nguồn sản xuất vaccine Pfizer hiệu quả trên 95% - do một nhà khoa học người Đức gốc Do thái khám phá.

Các hiện tượng kinh tế Mỹ cho thấy, hiệu quả của vaccine không chỉ tác động lên hệ miễn dịch con người. Vaccine còn mang lại phép lợi thế tinh thần, vực dậy niềm tin cho nhà đầu tư, điểm tựa để chính phủ ban ra những chương trình cứu trợ hàng nghìn tỷ USD.

Ví dụ, giá sắt thép xây dựng tại Mỹ tăng dựng đứng trên 33% từ tháng 4/2021, điều đó cho thấy thị trường nhà ở, bất động sản, xây dựng rục rịch hoạt động trở lại.

Các nhà khoa học ở CDC Mỹ dự báo, đến mùa hè này có khoảng 50% dân số trưởng thành được bảo vệ phần nào nhờ nhiễm bệnh tự nhiên hoặc tiêm chủng vaccine. Ẩn số còn lại là khả năng biến chủng của viruscorona.

Xét theo khu vực, châu Âu hiện là tâm dịch toàn cầu, trên 43 triệu người nhiễm, hơn 0,9 triệu người tử vong, các điểm “nóng” dịch bệnh đều là các quốc gia/nền kinh tế hùng mạnh, phát triển nhất “lục địa già”.

Nhìn vào bản đồ tiêm chủng toàn cầu hiện nay do Our World In Data cung cấp, tỷ lệ tiêm chủng/dân số ở châu Âu dao động từ 2% đến trên 35%. Trong đó chỉ có Bosnia&Herzegovina, Bắc Macedonia, Albani và Bulgaria mới tiêm chủng ở mức 2%.

Còn lại đều đạt từ 10% trở lên, đặc biệt ở các tâm dịch như Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ đã hoàn thành tiêm mũi thứ nhất cho toàn dân. Vậy tại sao châu Âu vẫn đối diện nguy cơ “vỡ trận” vì COVID-19?

 Pfizer là loại vaccine hiệu quả nhất hiện nay

Pfizer là loại vaccine hiệu quả nhất hiện nay

Thứ nhất, Vaccine AstraZeneca do Anh sản xuất gặp phải một số vấn đề về tác dụng phụ, hàng loạt quốc gia như Áo, Đan Mạch, Na Uy, Estonia, Lithuana, Lucxemburg, Rumani, Iceland đã dừng tiêm từ tháng 3 năm nay.

Thứ hai, đặc điểm văn hóa, phong tục, pháp luật ở châu Âu không thuận lợi cho phương pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt. Thiết chế Liên minh châu lục tỏ ra chậm chạp để thực hiện các biện pháp chống dịch cần sự hợp tác của 450 triệu dân trong toàn khối.

Công ước về quyền con người có hiệu lực từ năm 1953 có đoạn: Bất cứ ai cảm thấy quyền của mình bị xâm phạm bởi các nước ký kết công ước đều có thể đưa vụ việc ra tòa án.

Thứ ba, châu Âu có phần chủ quan với dịch bệnh, khi dịch bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc) châu lục này có 2 tháng quan sát, chuẩn bị nhưng họ chẳng có phản ứng nào đủ mạnh khi dịch ập tới. Có vẻ họ tự tin vào sức mạnh khoa học, công nghệ Y tế?

Mỹ, Trung Quốc bắt đầu mở mặt trận tấn công trở lại đại dịch, trong khi đó châu Âu chưa vượt qua thời kỳ phòng thủ, một số quốc gia châu Á vẫn loay hoay tìm kiếm vaccine.

Những đặc điểm trên có thể rút ra bài học chống dịch cho Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. Và, liệu rằng, phương pháp, con đường mà Việt Nam lựa chọn thay đổi có đúng đắn?

Còn tiếp…