>>> “Liệu cơm gắp mắm” trên thị trường chứng khoán

Dù có nhiều diễn biến trên thị trường quốc tế, nhưng TTCK Việt Nam đã trải qua một tuần giao dịch tích cực. Giá trị giao dịch bình quân đạt khoảng 16.000 tỷ đồng, tăng mạnh 40% so với những tuần trước đó.

 VN-Index đang có xu hướng phục hồi ngắn hạn.

VN-Index đang có xu hướng phục hồi ngắn hạn.

Trước đó, VN-Index đã giảm về đáy 1.142,8 điểm, nhưng giá của nhiều cổ phiếu lại có bước hồi phục khá tốt. Thống kê cho thấy hầu hết các cổ phiếu này đều nằm trong nhóm vốn hóa nhỏ và vừa, thậm chí có mã hồi phục đến 40-50% như IDC, VGC.., hay ngành chứng khoán gồm SSI, VND, BSI, VCI... Đáng chú ý, cổ phiếu HAG tăng 71% từ đáy và gần trở về đỉnh cũ. Ở nhóm vốn hóa lớn ghi nhận SAB với mức tăng trên 20% từ vùng giá 150.000đ/cp nhờ kết quả kinh doanh tích cực, hay VNM có bước hồi phục khoảng trên 15%...

Có thể nhiều người vẫn tin rằng khó khăn với thị trường vẫn còn, nhưng thị trường như hiện tại đủ hấp dẫn để kiếm lời ngắn hạn. Theo đó, nhà đầu tư (NĐT) bắt đầu gia tăng mua bán trong phiên để kiếm lời, một yếu tố quan trọng đẩy thanh khoản tăng cao. Và chính điều này lại tạo ra sự hứng khởi cho thị trường.

Trong kịch bản tích cực nhất, thị trường chạy theo xu hướng giống năm 2018 thì VN-Index có thể đạt mốc 1.320 điểm trong 1-2 tháng tới. Có vẻ như đường giá lại đang tiếp tục xu hướng này sau 1-2 tuần chững lại. Tuy nhiên, thế giới đang có rất nhiều biến động khó lường, tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp xuất khẩu của các ngành thủy sản, gỗ và may mặc bắt đầu khó khăn.

Do đó, các NĐT cũng cần thận trọng và bảo vệ tài khoản tốt nhất có thể. Dù mục tiêu là 1.320 điểm, nhưng sẽ khá gập ghềnh để tiếp cận mức này. Có nghĩa thị trường sẽ cú trồi sụt.