>> Có nhóm lợi ích chỉ mong chuỗi cung ứng… “dài ra”

Đứt gãy chuỗi cung ứng bán dẫn, giá nguyên vật liệu tăng cao, khiến Toyota giảm gần 20% lợi nhuận trong quý 2/2022.

p/Lợi nhuận quý 2/2022 của Toyota giảm gần 20% do đứt gãy chuỗi cung ứng bán dẫn, giá nguyên vật liệu tăng cao.p/Ảnh: H.H

Lợi nhuận quý 2/2022 của Toyota giảm gần 20% do đứt gãy chuỗi cung ứng bán dẫn, giá nguyên vật liệu tăng cao. Ảnh: H.H

>> Chuỗi cung ứng ngắn – “cây gậy thần” xoá bỏ trung gian phân phối

>> Số hoá chuỗi cung ứng

“Vết thương” khó lành

Nhà sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới Toyota lần đầu tiên giảm 18% lợi nhuận trong quý 2/2022 do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và giá nguyên vật liệu tăng mạnh. Ngoài ra, cuộc chiến đất hiếm, chất bán dẫn Mỹ- Trung- Australia đã chia năm xẻ bảy ngành ô tô toàn cầu.

Đầu tiên, đại dịch COVID-19 đã làm xáo trộn hệ thống kinh tế toàn cầu, phương thức và kết quả chống dịch không thống nhất dẫn đến thực trạng nơi “đóng”, nơi “mở”, khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị bế tắc. Chẳng hạn, thị trường tiêu thụ và cung ứng linh kiện quan trọng nhất tại Trung Quốc chưa hoàn toàn mở cửa, khiến 8 nhà máy Toyota tại Nhật đóng cửa hồi giữa tháng 5/2022. Trước đó, tất cả nhà máy của Toyota tại Trung Quốc ngưng hoạt động.

Nay chiến sự Nga- Ukraine và các đòn trừng phạt của Mỹ, phương Tây đối với Nga như “cú đấm bồi” khiến cho tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng thêm trầm trọng hơn. Trong khi chiến sự này chưa biết đến bao giờ mới kết thúc.

Tái cơ cấu trên diện rộng

Toyota có hàng trăm nhà cung ứng linh kiện khắp thế giới. Hãng ô tô này thường mất khoảng 3- 5 năm để đánh giá một nhà cung ứng có đáp ứng đủ điều kiện để ký kết hợp đồng hay không.

Quản trị chuỗi cung ứng là công việc phức tạp, không kém công đoạn R&D trong phòng thí nghiệm. Đặc biệt, chuỗi cung ứng dịch vụ hậu bán hàng cũng được xem là “chìa khóa” thành công lâu dài của ông lớn ô tô Nhật Bản.

Để tồn tại, không chỉ Toyota mà toàn ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang cố gắng tái cơ cấu hệ thống của họ. Một trong những nhiệm vụ đầu tiên và khó khăn nhất là giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc, chuyển dây chuyển sản xuất chip và linh kiện ra khỏi “công xưởng thế giới”, song song với mâu thuẫn chính trị hai hệ thống Mỹ - Trung, Đông - Tây ngày càng sâu sắc.

Hàn Quốc và Nhật Bản đã đầu tư 200 tỷ USD xây dựng mạng lưới sản xuất chip trong nước và tại Mỹ. Trong khi khung khổ hợp tác công nghệ cao Mỹ - EU không dấu ý định loại trừ vai trò của Trung Quốc.

ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng đã được quan tâm đặc biệt. Theo đó, chiến lược kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương kêu gọi các nước ASEAN cùng Washington và Tokyo xây dựng chuỗi cung ứng mới.

Mọi thứ đang thay đổi, đồng thời mở ra cuộc đua khốc liệt và tốn kém giành giật vị trí dẫn đầu ngành công nghiệp bán dẫn nhằm bịt các “lỗ hổng” của chuỗi cung ứng trong tương lai, tránh lặp lại “vết xe đổ” trong quá khứ.