theo nhiều chuyên gia, nếu sở hữu một hệ thống giám sát quá trình và phát hiện điểm yếu, các doanh nghiệp có thể từng bước thành công với chuyển đổi số.

Theo nhiều chuyên gia, nếu sở hữu một hệ thống giám sát quá trình và phát hiện điểm yếu, các doanh nghiệp có thể từng bước thành công với chuyển đổi số.

Nhiều công ty sẵn sàng đầu tư vào chuyển đổi số, tuy nhiên lại gặp phải thách thức trong quá trình đo lường tiến độ. Theo Gartner, gần một nửa số công ty không có những chỉ số, những thước đo phù hợp để đánh giá chuyển đổi số. Ngoài ra, cũng có những công ty chỉ chăm chăm vào phát triển các sáng kiến mà lỡ quên đi phần đánh giá.

Các nghiên cứu của IBM cho thấy có đến 84% công ty không thể chuyển đổi số thành công. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, nếu sở hữu một hệ thống giám sát quá trình và phát hiện điểm yếu, các doanh nghiệp có thể từng bước thành công với chuyển đổi số.

Khi ấy, việc xác định các chỉ số đo lường trở thành thách thức. Với mỗi ngành, chuyển đổi số có những hình thức khác nhau. Vậy nên các chỉ số đo lường cũng không giống nhau. Hơn thế nữa, thậm chí trong cùng một công ty, quá trình chuyển đổi số giữa các phòng ban cũng không hề đồng nhất. Điều này càng khiến việc đo lường trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể dựa vào 5 yếu tố dưới đây để xây dựng bộ đánh giá quá trình chuyển đổi số.

1. Số người dùng liên quan đến số giấy phép (sáng kiến, công nghệ) đã mua

Để xác định tính hiệu quả của quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể so sánh số lượng công nghệ đã mua với số lượng nhân viên thực sự làm việc hiệu quả hơn với công nghệ này.

Chỉ số này giúp doanh nghiệp nắm được thông tin cơ bản về tỷ lệ ứng dụng của các khoản đầu tư vào phần mềm. Chẳng hạn, nếu 90% số công nghệ mua về được sử dụng, thì doanh nghiệp có thể hiểu người lao động đã chấp nhận. Ngược lại, nếu chỉ có khoảng 30% sử dụng, thì chứng tỏ quá trình chuyển đổi số đang gặp khó khăn.

Tuy nhiên, để nắm được chính xác hiệu quả các khoản đầu tư, doanh nghiệp cần chú ý sâu hơn vào quá trình ứng dụng kỹ thuật số

2. Phân tích bề rộng và hạn chế của tính khả dụng

Khi đo lường việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số, doanh nghiệp sẽ nắm được bức tranh toàn cảnh về khả năng ứng dụng công nghệ của nhân viên và những lợi ích mà công nghệ mang đến.

Để làm được điều này, doanh nghiệp cần một giải pháp để giám sát quá trình người dùng và phân tích những điểm xảy ra sự cố. Khi ấy, họ sẽ biết liệu nhân viên đang gặp khó khăn ở điểm nào, những tính năng công nghệ nào cần được nâng cấp, và làm thế nào để cải thiện tính khả dụng.

3. Xác định số lượng quy trình được thực hiện trên phần mềm mới

Để hiểu toàn bộ quá trình ứng dụng công nghệ và tính khả dụng, doanh nghiệp cần biết số lượng quá trình được thực hiện trên phần mềm mới. Điều này tương đương với việc công nghệ mới có giá trị bao nhiêu.

Chẳng hạn nếu công nghệ mới chỉ khả dụng trên một vài quy trình, hoặc kết quả đem lại không khác trước quá nhiều, thì có thể là công nghệ không đáp ứng nhu cầu của nhân viên, hoặc là quá trình ứng dụng công nghệ không hiệu quả.

4. Các chỉ số về năng suất

Chuyển đổi kỹ thuật số không thể đứng độc lập, mà phải là một phần hỗ trợ cho các mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Có nhiều cách đo lường tác động của chuyển đổi kỹ thuật số đến chiến lược tổng thể. Một trong số đó là năng suất - có thể hiểu là khối lượng hoặc giá trị của đầu ra so với thời gian và nguồn lực đã đầu tư.

Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp đầu tư vào công cụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng, thì có thể đo lường bằng số lượng các yêu cầu đã được giải quyết sau khi áp dụng hệ thống mới.

5. Doanh thu từ các khoản đầu tư kỹ thuật số mới

Tương tự như đo lường năng suất, doanh nghiệp cũng có thể đo lường lợi nhuận từ các khoản đầu tư vào chuyển đổi số

Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp đưa quá trình tự động hóa vào quá trình khách hàng (customer journey), doanh nghiệp cần nắm được số lượng khách hàng tiềm năng đã tương tác với công cụ và tỷ lệ phần trăm trở thành khách hàng chính thức là bao nhiêu

Với những chỉ số đo lường cơ bản này, doanh nghiệp có thể tự phát triển và thiết kế riêng một bộ đánh giá tiêu chuẩn dành riêng cho đơn vị mình, từ đó có được những điều chỉnh và biện pháp triển khai hiệu quả hơn.