>> [TRỰC TIẾP] Diễn đàn "Luồng xanh" cho du lịch cất cánh - Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững 

Ông Bùi Văn Mạnh – Giám đốc Sở du lịch Ninh Bình.

Ông Bùi Văn Mạnh – Giám đốc Sở du lịch Ninh Bình.

Đó là chia sẻ của ông Bùi Văn Mạnh – Giám đốc Sở du lịch Ninh Bình tại Diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh” – Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức sáng nay (18/5).  

Trên thế giới, ngành du lịch đã và đang tiến hành chuyển đổi số, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế số. Sự kết hợp giữa thương mại điện tử và du lịch đã đem lại nhiều tiện ích cho ngành du lịch cũng như du khách, hướng tới một ngành kinh tế thông minh.

Hiện nay, hình thức cung cấp thông tin du lịch phổ biến nhất đang được các doanh nghiệp du lịch tại Ninh Bình là thông qua các website đơn vị, qua cổng thông tin điện tử của Sở Du lịch Ninh Bình, Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch Ninh Bình, các hình thức quảng bá qua Facebook, Tiktok, Youtube, Zalo, Email...  

Cùng với xu thế chung, ngành Du lịch Ninh Bình cũng hưởng ứng và đang triển khai chuyển đổi số trong toàn ngành. Tuy nhiên, theo ông Bùi Văn Mạnh, từ thực tế triển khai ở Ninh Bình, ông nhận thấy chuyển đổi số trong ngành du lịch còn rất nhiều khó khăn và đặt ra yêu cầu cấp thiết cần giải pháp để giải quyết.

Ninh Bình phấn đấu đưa du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước. Và, ngành du lịch Ninh Bình sẽ cơ bản triển khai số hóa "Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành du lịch", trên nền tảng dữ liệu lớn của tỉnh. Triển khai hệ thống báo cáo số tích hợp, kết nối với hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và liên thông với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

>> CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH DU LỊCH: Tám nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung

fd

Diễn đàn “Luồng xanh” cho du lịch cất cánh” – Chuyên đề II: Chuyển đổi số: Động lực phát triển bền vững do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức sáng nay (18/5).  

“Ninh Bình đang làm và có kế hoạch thuê dịch vụ của Viettel hoặc của VNPT và xây dựng cơ sở dữ liệu và dự kiến trong năm nay sẽ xong” – ông Mạnh thông tin và cho biết thêm rằng, mỗi địa phương có tới mấy nghìn doanh nghiệp phát triển hệ sinh thái số, kinh doanh số thì cần phải có cơ chế chính sách tạo điều kiện cho sự phát triển này. 

“Do đó, chuyển đổi số ngành du lịch cần lưu ý tới các vấn đề con người, nhận thức và hạ tầng” – ông nói.

Từ thực tế đó, ông đưa ra một số giải pháp cụ thể: thứ nhất, nâng cao nhân thức tư duy cán bộ Nhà nước, chủ doanh nghiệp về chuyển đổi số. Thứ hai, cơ sở dữ liệu hoà chung và kết nối với các địa phương. Thứ ba, nâng cao chất lượng hạ tầng và dịch vụ. Thứ tư, cần có hướng dẫn cụ thể ở các địa phương, tránh tình trạng việc mỗi địa phương thực hiện mỗi khác gây khó khăn cho khách du lịch tiếp cận. Thứ năm, đào tạo nhân lực – đây là khâu đột phá để giải quyết vấn đề đang đặt ra.

Ông Bùi Văn Mạnh cho rằng, kết nối liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương và doanh nghiệp du lịch… là yêu cầu bắt buộc để phát triển đồng bộ hệ sinh thái du lịch thông minh. Chuyển đổi số không chỉ là về mặt công nghệ, mà còn là chuyển đổi cả cách quản lý, phương thức tiếp cận, quảng bá...