Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố sẽ khôi phục lại Nhà thờ Đức Bà Paris

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố sẽ khôi phục lại Nhà thờ Đức Bà Paris

Đối với một cấu trúc phải mất hàng thập kỷ để xây dựng và đã tồn tại hàng thế kỷ, điều này có thể đánh dấu sự phát triển mới của một tòa nhà đã được tu sửa lại nhiều lần trong lịch sử 850 năm của nó.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bảo đảm rằng người Pháp sẽ xây dựng lại Nhà thờ Đức bà cùng nhau, và việc gây quỹ đã được tổ chức ngay sau đó.

Tính đến thời điểm hiện tại, Bernard Arnault, tỷ phú Pháp sở hữu tập đoàn thời trang LVMH, hôm nay tuyên bố gia đình ông và công ty sẽ đóng góp 200 triệu euro (226 triệu USD) để xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà Paris sau vụ hỏa hoạn.

Tỷ phú Pháp Francois-Henri Pinault, CEO tập đoàn Kering, đối thủ của LVMH, cam kết đóng góp 100 triệu euro (113 triệu USD) cho nỗ lực cần thiết để xây dựng lại hoàn toàn Nhà thờ Đức Bà Paris.

Thậm chí, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ngỏ lời với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rằng Nga sẽ cử các chuyên gia giỏi nhất của nước này tới Pháp để giúp xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà Paris.

Những đóng góp ban đầu đã cho thấy, kêu gọi vốn tài trợ, phần khó khăn nhất của bất kỳ dự án khôi phục lớn nào đã được giải quyết. Nhưng, liệu quá trình khôi phục sẽ được thực hiện như thế nào?

Các biện pháp an toàn sẽ là mối quan tâm chính. Cấu trúc chính của nhà thờ và hai tháp chuông có thể đã được lưu giữ và bảo tồn, nhưng các phần khác của nhà thờ vẫn có thể có nguy cơ gây sụp đổ cục bộ.

Sau khi bảo vệ cấu trúc chính và mặt tiền của nhà thờ, các đội phục hồi sẽ bắt đầu đánh giá mức độ thiệt hại. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, các bước sẽ cần phải được thực hiện ngay lập tức cần được thực hiện là ngăn chặn thêm sự thiệt hại bằng cách gia cố những khu vực bị tác động bởi vụ hỏa hoạn.

Theo Robert Bork, một nhà sử học kiến trúc tại Đại học Iowa cho biết, nhà thờ đã trở thành một tòa nhà ẩm ướt vì công tác cứu hỏa. Nếu không cẩn trọng, phần kiến trúc bằng đá rất có thể sẽ bị tổn hại nặng nề.

"Nhiệt độ cao có thể thay đổi bản chất hóa học của đá vôi dẫn đến tình trạng vôi hóa có khả năng làm suy yếu phần cấu trúc còn lại. Cùng với việc đổ nước lạnh lên đá nóng để giải quyết ngọn lửa, những cú sốc nhiệt có thể làm nứt các phần của bia đá của nhà thờ", ông đánh giá.

Chính quyền Pháp sẽ cần phải đưa ra các quyết định về cách tốt nhất để xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà. Để làm như vậy, họ cần hiểu rõ hơn về cách mà nhà thờ này được xây dựng. Nhà thờ hầu như không có hồ sơ xây dựng.

Do đó, để nghiên cứu được cách thức xây dựng tòa nhà, chính quyền nước Pháp sẽ cần một đội ngũ các nhà khảo cổ học để nghiên cứu kết cấu vật lý và giúp các đội khôi phục kiến trúc hiểu rõ hơn về những phần họ đang sửa chữa.

Mặc dù vậy, mục tiêu của sự phục hồi không phải lúc nào cũng là lặp lại quá khứ. Các nhà chức trách với quan điểm cứng rắn muốn trung thành với các kiến trúc lịch sử của nhà thờ. Tuy nhiên, Pháp có thể có một hướng đi táo bạo trong việc khôi phục một trong những di tích quốc gia mang tính biểu tượng này.

Bản thân Nhà thờ Đức Bà Paris đã trải qua nhiều lần tu sửa và thay đổi từ những năm 1840. Sự phục hồi tiếp theo vào thế kỷ 19 cũng chứng kiến những thay đổi quan trọng khác đối với mặt tiền và nội thất của nhà thờ. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, đây sẽ là cơ hội để Nhà thờ Đức Bà mang một hơi thở mới, hiện đại và vững chãi hơn.

Cụ thể, các đội sửa chữa có thể học hỏi kinh nghiệm của Anh trong việc mô phỏng lại các kiến trúc đã mất theo hướng hiện đại hơn như cách thức phục hồi con tàu Cutty Sark với chi phí 50 triệu bảng (65 triệu đô la) sau khi bị thiệt hại bởi một ngọn lửa tàn khốc. Hiện nay con tàu này đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch ở Greenwich, London với cấu trúc kính và các tiện nghi hiện đại.

Nhà thờ York Minster tại Anh cũng từng hứng chịu một trận hỏa hoạn vào năm 1984

Ở giai đoạn đầu vẫn khó dự đoán về thời gian và kinh phí cần thiết để khôi phục Nhà thờ Đức Bà. Tuy nhiên, các nhà chức trách Pháp có thể tham khảo kinh nghiệm từ những vụ cháy quy mô lớn khác. Nhà hát Opera Venice đã từng hứng chịu một trận hỏa hoạn vào năm 1996 đã mất tám năm để khôi phục lại trạng thái ban đầu với chi phí 60 triệu euro (68 triệu USD).

Lâu đài Windsor, một trong những nơi ở của hoàng gia Anh đã bị hư hại nặng nề trong vụ hỏa hoạn năm 1992 mất gần năm năm tu sửa với chi phí 36,5 triệu bảng Anh (khoảng 47,8 triệu USD). Một trường hợp khác gần gũi hơn là nhà thờ phong cách gothic York Minster của Anh đã bị phá hủy một phần trong trận hỏa hoạn năm 1984.

Nhà thờ này đã được khôi phục trong bốn năm với chi phí chỉ 2,25 triệu bảng, tương đương 9 triệu USD ngày nay. Về mặt thiệt hại cấu trúc, Nhà thờ Đức Bà chịu tác động ít hơn York Minster do tầng hầm chủ yếu được xây dựng từ đá chứ không phải gỗ.

Mặc dù vậy, không thể phủ nhận rằng, đã có những phần thuộc về lịch sử đã mãi mãi mất đi trong vụ cháy Nhà thờ Đức Bà. Tiếc thương cho những gì đã mất là điều hiển nhiên, nhưng cũng nên tin vào khả năng tái xây dựng trong tương lai theo cách mạnh mẽ nhất.