FLC, Vingroup với các thương hiệu Vinpearl và Vinhomes, Hưng Thịnh, TMS, Phát Đạt… đã và đang tập trung phát triển dự án BĐS nghỉ dưỡng nhằm khai thác lợi thế thiên nhiên biển và các danh thắng, dấu ấn văn hóa Chăm của địa phương.

 Dự án Quy Nhơn Melody của Hưng Thịnh

Dự án Quy Nhơn Melody của Hưng Thịnh

Năm 2019, ngành du lịch Bình Định, trong đó tâm điểm là Thành phố lớn Quy Nhơn ước đón được hơn 4,8 triệu lượt khách, tổng doanh thu du lịch ước đạt 6.000 tỉ đồng.

COVID-19 đã khiến mục tiêu thu hút khách du lịch năm 2020 của địa phương này gần như bị phá sản. Song đầu tư BĐS nghỉ dưỡng lại không thể tính theo năm. Vòng đời của một sản phẩm kể từ khi chủ đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, quy hoạch, lên dự án, huy động vốn/ bán, cho đến khi khai thác vận hành lên tới cả chục năm.

Vì lẽ đó, COVID-19 không làm cho địa phương này xuống hạng trong thu hút các danh mục đầu tư khủng, dù rằng, khoảng 2 năm trở lại đây cho đến đầu 2020, làn sóng đầu tư địa ốc vùng ven với các đô thị liền mặt nước đã khiến BĐS Quy Nhơn nhào lộn sóng.

Mới đây, Công ty CP Dịch vụ Giải trí Hưng Thịnh Quy Nhơn vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Định về việc đề nghị chấp thuận chủ trương thực hiện bổ sung hạng mục Khu nhà ga cáp treo tại dự án Khu lấn biển Mũi Tấn (phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn), một lần nữa chứng tỏ quyết tâm và tầm nhìn dài hạn khai phá tiềm năng thành phố du lịch biển dài hạn của nơi đây.

Một chuyên gia đánh giá, những thành phố biển chưa bị khai thác kiệt như Quy Nhơn, hay Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên… tuy chưa tích đủ thế mạnh để trở thành thị trường BĐS nghỉ dưỡng ngay trong ngắn hạn nhưng với sự cải thiện và hoàn thiện hạ tầng, các chính sách chào đón nhà đầu sẽ khiến các cơ hội mới không thua những thị trường truyền thống.