>> CƠ HỘI ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN: Cổ phiếu dẫn sóng đầu tư

Phát biểu tại Toạ đàm “Đầu tư tài chính 2022: Cơ hội trong biến động thị trường chứng khoán” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 29/06/2022, bà Trần Khánh Hiền - Giám đốc Nghiên cứu phân tích CTCK VNDirect chia sẻ, hầu hết các chuyên gia đều đưa ra ý kiến rằng, nửa sau năm 2022, bức tranh của thị trường chứng khoán khó khăn vẫn nhiều. Nhưng đâu đó còn một vài điểm sáng là việc nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu quay trở lại tham gia thị trường, đồng thời vẫn còn tiềm năng khi thị trường có thể được đưa vào MSCI sớm hơn.

Bà Trần khánh Hiền, giám đốc Nghiên cứu phân tích CTCK VNDirect

Bà Trần Khánh Hiền - Giám đốc Nghiên cứu phân tích CTCK VNDirect

Dưới góc nhìn trực tiếp từ công ty chứng khoán, bà Hiền phân tích, khi thị trường tạo đáy xong thì chúng ta mới biết đó là đáy, vì thế việc xác định đáy của thị trường là rất khó.

“Thông thường, mọi người định giá thị trường ở góc nhìn P/E, tuy nhiên, khi môi trường vĩ mô đang có sự thay đổi, rủi ro về lạm phát, lo ngại về việc các nền kinh tế lớn trên thế giới thắt chặt lại chính sách tiền tệ, cũng như rủi ro về lãi suất tăng lên,... thì chúng ta cần thay đổi góc nhìn về định giá thị trường.

Vì thế tôi muốn nhìn theo hướng đảo ngược, bằng phương pháp tính tỷ lệ sinh lời của thị trường chia cho định giá hiện tại. Chẳng hạn, hiện tại định giá thị trường đang ở 30 lần P/E, nghĩa là lợi suất của thị trường sẽ rơi vào khoảng 7,7%, tức là một nhà đầu tư khi lựa chọn thị trường chứng khoán thì họ có thể mang về lợi nhuận 7,7% một năm. So với mức lãi suất tiền gửi hiện nay là 6% thì khoảng cách (GAP) giữa thị trường chứng khoán và lãi suất tiền gửi đang nới rộng ra.

Vào tháng 3-4/2020, thị trường chứng khoán Việt Nam có mức giảm điểm xuống khoảng gần 600 điểm, khi đó tỷ suất sinh lời trên thị trường đã tăng lên, bởi vì lợi nhuận của các công ty niêm yết vẫn được duy trì, nhưng các nhà đầu tư lại phản ứng quá tiêu cực tại thời điểm đó và đẩy tỷ suất sinh lời lên đến 9-10%. Nếu so với lãi suất tiền gửi thời điểm đó khoảng 8% với kỳ hạn 12 tháng, nghĩa là chúng ta lại có GAP khoảng 2%. Nhưng ngay sau đó dòng tiền đã ồ ạt tràn vào thị trường khiến VNIndex tăng điểm”, chuyên gia từ VNDirect nói.

>> CƠ HỘI ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN: "Giai đoạn vàng" phát huy vai trò kênh dẫn vốn

Tuy nhiên, khi dòng tiền vào thị trường yếu, thì những dòng tiền còn ở lại thị trường chính là “tiền tươi thóc thật”, ít có sử dụng đòn bẩy và câu hỏi đặt ra là phải làm gì trên thị trường này?

Chủ toạ tại Toạ đàm “Đầu tư tài chính 2022: Cơ hội trong biến động thị trường chứng khoán”

Chủ toạ tại Toạ đàm “Đầu tư tài chính 2022: Cơ hội trong biến động thị trường chứng khoán”

Nhìn về 6 tháng cuối năm nay, bà Trần Khánh Hiền đưa ra một số chủ điểm đầu tư như:

Thứ nhất, các ngành dịch vụ của Việt Nam đang có bước phục hồi mạnh mẽ, nhìn từ đầu năm nay tỷ trọng GDP của khối bán lẻ tăng khá mạnh khoảng 7 -8%. Còn nhìn trên thị trường chứng khoán thì đâu đó đã phản ánh hết tăng trưởng này ở các doanh nghiệp thuộc nhóm bán lẻ như thế giới di động, PNJ,... đều bất chấp thị trường giảm nhưng các cổ phiếu này vẫn tăng khá tốt.

Đồng thời, trong 6 tháng cuối năm, những nhóm ngành liên quan đến dịch vụ, du lịch, hàng không sẽ là những nhóm ngành có mức tăng trưởng tốt so với những nhóm ngành dịch vụ khác.

Thứ hai, là liên quan đến giá cả hàng hóa cơ bản. Hầu hết tất cả các mặt hàng nguyên vật liệu cơ bản sắt, thép, phân bón, thực phẩm đều có đà tăng mạnh và được thúc đẩy bởi việc đứt gãy chuỗi cung ứng khi Trung Quốc tiếp tục duy trì chiến lược Zero COVID, cũng như khủng hoảng giữa Nga và Ukraine.

Tuy nhiên tại thời điểm này, có một vài dấu hiệu đà tăng của các mặt hàng hóa nguyên vật liệu cơ bản sẽ có sự phân hóa, một số có xu hướng đảo đỉnh và hạ nhiệt. Còn một số ngành sẽ được hưởng lợi ví dụ như một số mặt hàng đầu vào cho sản xuất thực phẩm như ngô, đường, sữa bột đang có xu hướng tạo đỉnh. Vì thế trong nửa sau 2022, nhóm thực phẩm sản xuất sữa sẽ có sự tăng trưởng tốt hơn so với thị trường chung.

Thứ ba, liên quan đến đầu tư công trong nửa đầu năm 2022 đang chậm lại bởi vì ảnh hưởng của việc tăng giá các mặt hàng liên quan đến vật liệu xây dựng. Trong bối cảnh sắt, thépm một số vật liệu xây dựng có xu hướng tạo đỉnh, cộng với đó là việc Chính phủ có nỗ lực thúc đẩy dự án liên quan đến đầu tư côn,g đặc biệt là 11 dự án thuộc cao tốc Bắc Nam. Do đó, các doanh nghiệp liên quan đến đầu tư công có thể là điểm sáng quay trở lại “sân khấu” vào quý 4/2022.

Thứ tư, là câu chuyện dài hơi hơn liên quan đến phát triển hạ tầng năng lượng. Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi năng lượng và cũng đang thiên về hướng chuyển đổi sang năng lượng sạch mạnh mẽ để đáp ứng cam kết net zero. Cho nên các doanh nghiệp về năng lượng và ngành điện sẽ nhận được sự quan tâm của thị trường nhiều hơn.

Về chiến lược đầu tư, bà Hiền phân tích, cổ phiếu phòng thủ và chiến lược đầu tư phòng thủ là hai khái niệm khác nhau. Cụ thể, cổ phiếu phòng thủ là cổ phiếu của những doanh nghiệp có mô hình kinh doanh ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế thủ, có khả năng giảm bớt g rủi ro so với các cổ phiếu thông thường. Trong đó, những ngành nghề có tính tương quan thấp với chu kỳ kinh tế như ngành điện - nước, hàng tiêu dùng thiết yếu, thực phẩm, y tế và bảo hiểm. Mặc dù doanh nghiệp hoạt động trong những ngành này nhưng bắt buộc các doanh nghiệp đó phải có mô hình kinh doanh ổn định, có tỷ lệ thâm dụng vốn thấp và tỷ lệ sử dụng đòn bẩy thấp.

“Tuy nhiên chiến lược đầu tư phòng thủ quan trọng hơn, vì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đầu tư vào các cổ phiếu ngành dược, ngành bảo hiểm do những nhóm này có tỷ lệ thanh khoản trên thị trường khá thấp, khó mua bán.

Nhóm ngành cổ phiếu có khả năng phòng thủ tốt trong6 tháng cuối năm 2022, chúng tôi tập trung vào hai nhóm ngành gồm: Một là, nhóm dầu khí. Mặc dù nhóm này thường sẽ đi theo diễn biến giá dầu trong khi giá dầu không ổn định. Tôi cho rằng, thay vì lựa chọn cổ phiếu dầu khí tương quan cao với giá dầu, thì nên tập trung vào các cổ phiếu đầu tư dài hơi hơn.

Hai là nhóm ngành điện mà giai đoạn trước thị trường bỏ quên, song chúng tôi kỳ vọng sản lượng điện sẽ phục hồi trong năm 2022 từ mức thấp của năm 2021 và dự thảo điện mới hướng tới quá trình chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ. Sau bốn bản dự thảo của quy hoạch điện VIII thì đã có những thay đổi lớn trong cơ cấu, đặc biệt là bản sửa đổi mới nhất nhấn mạnh vào việc quá trình chuyển đổi năng lượng sạch để đáp ứng cam kết net zero. Do đó, chúng tôi kỳ vọng vào năng lượng tái tạo trong dài hạn, với những doanh nghiệp có các dự án năng lượng tái tạo đang triển khai”, bà Hiền giải thích.