các chuyên gia đều thừa nhận tình trạng cổ phần hóa DNNN diễn ra còn chậm, đặc biệt còn nhiều điều đáng quan ngại về thất thoát tài sản công, kể cả hiện tượng tư nhân hóa ngầm các DNNN.

Các chuyên gia thừa nhận tình trạng cổ phần hóa DNNN diễn ra còn chậm, đặc biệt còn nhiều điều đáng quan ngại về thất thoát tài sản công, kể cả hiện tượng tư nhân hóa ngầm các DNNN.

Tại diễn đàn Thúc đẩy quá trình đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN tổ chức gần đây, các chuyên gia đều thừa nhận tình trạng cổ phần hóa DNNN diễn ra còn chậm, đặc biệt còn nhiều điều đáng quan ngại về thất thoát tài sản công, kể cả hiện tượng tư nhân hóa ngầm các DNNN.

Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Văn Hiếu thừa nhận, quá trình tái cơ cấu DNNN vẫn chưa được như mong muốn, hiệu quả hoạt động của DNNN so với DN thuộc các thành phần kinh tế khác nhìn chung vẫn luôn là vấn đề bận tâm của dư luận.

“DNNN đang được giao quản lý, sử dụng khối lượng tài sản lớn nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp vào ngân sách nhà nước thấp, chưa xứng với nguồn lực được đầu tư. Một số dự án thua lỗ, thất thoát vốn lớn. Kết quả sắp xếp, cổ phần hoá, thoái vốn DNNN chậm, chưa đạt số lượng đề ra”, ông Hiếu chỉ rõ.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Trần Minh Trí, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, quá trình cổ phần hoá DNNN không chỉ chậm về tiến độ, mà việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC), đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán, chấp hành chế độ báo cáo tài chính hoạt động cũng chưa được thực hiện nghiêm túc.

Đến nay, còn hơn 500 DNNN đã cổ phần hoá chưa thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định. Sau hơn 20 năm thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn DNNN, tính đến 31/12/2017, cả nước mới chỉ phê duyệt phương án cổ phần hóa của 32 đơn vị sự nghiệp công lập và tỷ lệ thoái vốn nhà nước mới đạt khoảng 8% tổng số vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

“Hàng nghìn tỷ đồng đã và đang bị thất thoát và thất thu ngân sách nhà nước từ nguồn đất, mặt bằng kinh doanh, tài sản công do chưa tính, hoặc không tính đúng, tính đủ giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuê đất và các giá trị, lợi thế kinh doanh vô hình khác; tình trạng “trốn thầu” hoặc lỏng lẻo, hình thức trong triển khai đấu thầu và chuyển đổi mục đích sử dụng quỹ đất mà DNNN nắm giữ khi cổ phần hóa”, ông Trí nhấn mạnh.

Thống kê của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho hay, năm 2016, theo kế hoạch sẽ cổ phần hóa 66 doanh nghiệp (trong đó có 15 doanh nghiệp cổ phần hóa cùng công ty mẹ, 35 doanh nghiệp độc lập) với tổng giá trị doanh nghiệp là 40.206 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 27.328 tỷ đồng.

Tuy nhiên, 18/35 doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch bán cổ phần đề ra, trong đó có những doanh nghiệp bán được rất ít như: Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp; Công ty TNHH MTV Bột mỳ Vinafood; Công ty TNHH MTV Cao su Tân Biên; Công ty TNHH MTV Cấp nước Gia Lai…