Tại Hội nghị Điểm lại Pháp luật kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018, diễn ra sáng nay (31/7), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bố báo cáo "Điểm lại pháp luật kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018".

Kết quả cắt giảm ĐKKD của một số bộ ngành chưa đi vào thực chất

Theo đó, VCCI cho biết, đánh giá phản hồi là việc xem xét mức độ tiếp thu của các cơ quan chủ trì soạn thảo đối với các góp ý của VCCI. 6 tháng đầu năm có 16 văn bản ban hành mà VCCI có góp ý, trong đó có 5 nghị định, 11 thông tư, do 7 bộ chủ trì soạn thảo.

Với 16 văn bản trên thì VCCI có 113 góp ý, trung bình mỗi văn bản có gần 19 đề xuất. Đối chiếu với các văn bản đã ban hành thì tỷ lệ tiếp thu của các Bộ khoảng 52,21%, có nghĩa trong 113 đề xuất thì có 59 ý kiến được ghi nhận. Tỷ lệ tiếp thu này cao hơn những năm trước, chứng tỏ ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp ngày càng được ghi nhận và tiếp thu.

Sáng nay (31/7), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị Điểm lại Pháp luật kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018.

Sáng nay (31/7), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị Điểm lại Pháp luật kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018.

Tuy nhiên, báo cáo của VCCI cũng chỉ ra rằng, mặc dù các phương án cắt giảm đều đã đạt được mục tiêu nhưng khi xem xét chi tiết hơn của từng phương án thì đôi khi kết quả cắt giảm chỉ là con số chứ chưa đi vào thực chất.

VCCI cho biết, theo Nghị quyết của Chính phủ, tỷ lệ 50% được tính chung cho các điều kiện kinh doanh bị cắt giảm (bãi bỏ) và đơn giản hóa (sửa đổi). Có nghĩa là, một điều kiện kinh doanh được bãi bỏ cũng tính tương đương với một điều kiện được sửa đổi. Điều kiện được sửa đổi, đơn giản hóa khá đa dạng: có những đề xuất chỉ sửa đổi vài câu chữ trong khi bản chất không thay đổi/ tính chất đơn giản hóa không đáng kể; có những đề xuất chỉ sửa đổi theo hướng hạ thấp điều kiện…

Trong một số phương án, có khá nhiều điều kiện được sửa đổi thay vị được bãi bỏ nếu đánh giá căn cứ vào tiêu chí trên thì điều kiện đó nên được đề xuất bãi bỏ. Như vậy, khi tổng hợp, tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa của một số phương án khá cao.

 “Đối với đợt rà soát này, sự cởi mở đối với cộng đồng doanh nghiệp giữa các cơ quan soạn thảo là khác nhau. Có những Bộ rất thiện chí, trong quá trình soạn thảo đã công khai phương án, phối hợp với đại diện của cộng đồng tổ chức lấy ý kiến doanh nghiệp và có những giải trình rất minh bạch về việc tiếp thu hay không tiếp thu”, báo cáo đánh giá.

Còn nhiều bộ, ngành chưa chuyển biến

Đi vào chi tiết, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI nêu rõ, những hành động để hiện thực hóa quyết tâm cải cách thể chế trong 6 tháng đầu năm 2018 là rất phong phú.

“Đó có thể là những hành động “tấn công” trực diện vào những rào cản đối với các hoạt động của doanh nghiệp (là những điều kiện kinh doanh), đối với các sản phẩm cụ thể mà doanh nghiệp làm ra (là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa), hay đối với hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp (về quyền tự chủ, tự do kinh doanh)…

Đó cũng có thể là những hành động hướng tới việc giảm bớt gánh nặng quản lý hành chính Nhà nước dưới hình thức cải cách thủ tục hành chính hay cải cách quy trình quản lý quy hoạch ngành, vùng, địa bàn…

Cũng có thể là hành động nhằm thúc đẩy cạnh tranh công bằng, đáng tin cậy và được bảo vệ bởi công lý thông qua việc minh bạch hóa các bản án của Tòa án trong các vụ tranh chấp liên quan tới hoạt động kinh doanh...”, trưởng ban pháp chế VCCI nêu ví dụ.

ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI nêu rõ, những hành động để hiện thực hóa quyết tâm cải cách thể chế trong 6 tháng đầu năm 2018 là rất phong phú.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI nêu rõ, những hành động để hiện thực hóa quyết tâm cải cách thể chế trong 6 tháng đầu năm 2018 là rất phong phú.

Đáng chú ý, khi trình bày báo cáo "Điểm lại pháp luật kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018", Trưởng ban Pháp chế VCCI cho hay, đối với đợt rà soát này, sự cởi mở đối với cộng đồng doanh nghiệp giữa các cơ quan soạn thảo là khác nhau.

“Trong 6 tháng đầu năm đã thấy từ chính sách đã được chuyển thành hành động và những hành động này rất đáng khích lệ nhưng vẫn còn nhiều bộ ngành chưa chuyển biến.

Có những bộ rất thiện chí, trong quá trình soạn thảo, đã công khai phương án, phối hợp với đại diện của cộng đồng tổ chức lấy ý kiến doanh nghiệp và có những giải trình rất minh bạch về việc tiếp thu hay không tiếp thu các ý kiến góp ý”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Nhưng cũng có những bộ VCCI chỉ nhận biết được thông tin về phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh/nghị định về điều kiện kinh doanh qua Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ hoặc khi tham gia họp thẩm định tại Bộ Tư pháp. Như, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

“Dù, đích thân Thủ tướng đã chỉ đạo VCCI tham gia vào quá trình rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh”, Trưởng ban pháp chế VCCI nhấn mạnh.

Theo VCCI, nhắc đến điều kiện kinh doanh thì cộng đồng doanh nghiệp là đối tượng chịu tác động trực tiếp, vì vậy việc tham vấn ý kiến cộng đồng sẽ góp phần tăng tính hợp ý, khả thi của các điều kiện kinh doanh ban hành.

Các phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh mà các Bộ thực hiện, về mặt pháp luật không bắt buộc lấy ý kiến đối tượng chịu tác động nhưng việc lấy ý kiến rộng rãi các phương án sẽ thể hiện thái độ nghiêm túc, tinh thần cầu thị của cơ quan quản lý.

Để đạt được tiêu của Chính phủ đề ra, năm 2018 sẽ cắt giảm 50% về thủ tục hành chính điều kiện kinh doanh được cho là “rào cản” về điều kiện kinh doanh, các bộ, ngành, địa phương cần nỗ lực hơn, đều tay hơn.