Vậy việc mở các ki-ốt bán mang đi này sẽ là một chiến lược dài hơi hay chỉ là một giải pháp tạm thời tồn tại qua mùa dịch của Coffee House?

Mô hình kinh doanh mới của The Coffee House sẽ theo dạng ki-ốt, có thể tích hợp vào siêu thị, hướng đến phục vụ nhu cầu khách hàng mang đi. Ảnh: Bảo Thy

Mô hình kinh doanh mới của The Coffee House sẽ theo dạng ki-ốt, có thể tích hợp vào siêu thị, hướng đến phục vụ nhu cầu khách hàng mang đi. Ảnh: Bảo Thy

Mỗi ki-ốt là một dạng cửa hàng “siêu nhỏ”, chỉ vài mét vuông, do chính công ty mở chứ không phải nhượng quyền. Những cửa hàng “siêu nhỏ” này chỉ để bán mang đi và bán hàng online.

Trào lưu “cũ”

Coffee House là cái tên mới nhất gia nhập trào lưu mở xe đẩy, ki-ốt bán hàng mang đi của các chuỗi cà phê giai đoạn gần đây. Tiêu biểu có chuỗi Phúc Long mở ki-ốt bán trà trong các siêu thị WinMart+.

Hay chuỗi Milano Coffee cũng đang quảng cáo mức chi phí nhượng quyền với mô hình ki-ốt 115 triệu đồng được “khuyến mãi” còn 95 triệu đồng từ đầu tháng 10. Đây được đánh giá là mức phí nhượng quyền quán cà phê rất cạnh tranh trên thị trường có lẽ nhằm đẩy mạnh tăng độ phủ theo trào lưu mở ki-ốt đang lên.

Việc các chuỗi đi mở các ki-ốt, xe đẩy “xuống đường” bán cà phê mang đi thực ra không phải bây giờ mới rộ lên. Năm ngoái, người tiêu dùng đã thấy Highland đặt các xe đẩy bán cà phê mang đi tại một số điểm giao thông đông đúc. VinaCafe, Trung Nguyên, Passio và đặc biệt là Ông Bầu cũng chung tay góp phần tạo ra xu hướng tạo ra các xe đẩy cà phê với chính thương hiệu của mình, bán cà phê dạo ở vỉa hè.

 Tuy nhiên, mặc dù các chuỗi thi nhau mở ki-ốt nhưng không phải chuỗi nào cũng phù hợp để “xuống đường”, mà sẽ tùy thuộc vào định vị, giá trị mà thương hiệu cà phê đã lựa chọn để bán cho khách hàng.

Coffee House chưa bao giờ mạnh về chất lượng đồ ăn, đồ uống. Sản phẩm thực sự của Coffee House là “một không gian thoải mái” tại quán.

Định vị của Coffee House

Thế mạnh vốn có của Coffee House được đánh giá ở “một không gian thoải mái” tại quán. Việc lựa chọn mô hình kinh doanh này đã khiến cho doanh nghiệp này mất đi. Tuy nhiên, CEO The Coffee House Lê Bá Nam Anh cho biết,cửa hàng được kỳ vọng sẽ mang đến một The Coffee House thu nhỏ khắp Việt Nam. Ki-ốt là sự kết hợp với các chuỗi phân phối lớn trên thị trường, nơi có mật độ người tiêu dùng cao.Công tycũng hướng đến mô hình tự phục vụ, đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng đặc biệt trong giai đoạn bình thường mới.

Bà Trang Bùi, Giám đốc thị trường tại JLL Việt Nam cho biết, mô hình ki-ốt, xe lưu động bán hàng mang đi… là phương án ngắn hạn để các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống thử nghiệm các phân khúc thị trường mới cũng như gia tăng độ nhận diện thương hiệu. Mặt khác, chi phí mặt bằng, nhân viên và vận hành cũng được cắt giảm đáng kể.

Từ xu hướng này, JLL nhận xét rằng những người chủ ưa sáng tạo với ý tưởng mới mẻ và ngân sách hạn chế cũng có thể áp dụng mô hình này để thử thị hiếu của thực khách trước mà không cần bỏ ra các loại chi phí truyền thống cho đến khi sẵn sàng mở cửa hàng, nhà hàng, quán ăn quy mô lớn.

Đồng quan điểm, ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc điều hành Công ty The Pathfinder, nhìn nhận rằng hậu nới lỏng giãn cách là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp lựa chọn mô hình hoạt động theo hướng tinh gọn, ít tốn chi phí cố định và kinh tế sẻ chia dù có thể hy sinh một phần về hình ảnh thương hiệu.

Thành thử, việc mở ki-ốt của Coffee House lần này cũng được xem là một giải pháp marketing, tăng độ hiện diện của thương hiệu trên thị trường sau đợt giãn cách xã hội lần thứ tư.