Tại Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, mục tiêu đến năm 2020 xây dựng 12,5 triệu m2 sàn NOXH nhưng hiện mới hoàn thành được 34,3% so với mục tiêu đề ra.

Tại Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, mục tiêu đến năm 2020 xây dựng 12,5 triệu m2 sàn NOXH nhưng hiện mới hoàn thành được 34,3% so với mục tiêu đề ra.

Trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay, tối đa không quá 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay. Thời hạn vay để mua, thuê mua NOXH do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. (Trước đó, Nghị định 100/2015/NÐ-CP quy định thời hạn vay tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên).

Theo Bộ Xây dựng, Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chính phủ đặt mục tiêu đến hết năm 2020 xây dựng 12,5 triệu m2 sàn NƠXH. Tuy nhiên, đến nay, cả nước mới hoàn thành 249 dự án, quy mô xây dựng 5,21 triệu m2 sàn, đạt tỷ lệ 41,7% so với kế hoạch. Nguyên nhân chính khiến công tác phát triển NƠXH gặp khó khăn là do chính sách phát triển NƠXH đang có nhiều vướng mắc, nhất là quỹ đất 20% dành cho NƠXH trong các dự án nhà ở thương mại hiện còn thiếu.

Trong khi nhu cầu mua NƠXH cũng như loại hình nhà ở giá rẻ thu hút được rất nhiều người dân. Chính vì vậy, thời gian vừa qua, tại các dự án NƠXH đã xuất hiện tình trạng tranh mua, tranh bán khiến người dân phải chi thêm vài trăm triệu đồng tiền ngoài để có được suất mua. Việc làm này đã gây bức xúc cho dư luận.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng: “Tôi cho rằng với quy định mới này sẽ huy động được nhiều doanh nghiệp bất động sản tham gia xây dựng các khu đô thị, khu dân cư có các loại nhà ở vừa túi tiền, bao gồm NƠXH… Khi được triển khai đồng bộ, cũng có thể giảm thêm giá bán, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp đô thị được mua, thuê mua nhà ở giá thấp”.