Theo đó các Luật được công bố là: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật thực hiên dân chủ ở cơ sở; Luật Dầu khí; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Thanh tra và Luật Phòng, chống rửa tiền.

>>Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Pháp lệnh xử phạt hành vi cản trở hoạt động tố tụng

hihi

Ông Trần Ngọc Liêm, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ tại buổi họp báo. Ảnh: Nguyễn Giang

Tại họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Luật Thanh tra mới có khắc phục được việc chậm ban hành kết luận thanh tra không? Nếu vẫn chậm thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Ông Trần Ngọc Liêm, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ khẳng định, khi luật này có hiệu lực thi hành, được thực hiện thì chắc chắn sẽ hạn chế tối đa việc chậm ban hành kết luận thanh tra và tiến tới sẽ không còn chậm nữa. Điều này thể hiện trong luật tại Điều 73. Theo đó, đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành thì thời gian xây dựng, báo cáo kết quả thanh tra không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày:

“Thanh tra Chính phủ đã có riêng một Nghị quyết quy định về nâng cao chất lượng và thời gian ban hành kết luận thanh tra. Khẳng định rằng, những cuộc thanh tra khi chưa có báo cáo Thủ tướng thì không bố trí trưởng đoàn cuộc đó làm trưởng đoàn cuộc tiếp nữa, để tập trung làm xong thì mới tiếp tục làm. Đó là giải pháp cụ thể.Và gần đầy nhất, trên cơ sở đó, Thanh tra Chính phủ ban hành quy chế cho đoàn thanh tra, quy định rất cụ thể, trong đó có nội dung siết chặt để sau khi thanh tra trực tiếp xong thì xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, dự thảo kết luận thanh tra phải bảo đảm đúng theo thời gian quy định của pháp luật”- ông Liêm nhấn mạnh.

Liên quan đến kế hoạch triển khai để đảm bảo khi Luật Phòng chống rửa tiền có hiệu lực thi hành 1/3/2023 có phải chờ nghị định, thông tư hay không và việc sớm xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý với tiền ảo, tài sản ảo nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro rửa tiền, ông Tạ Quang Đôn, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Ngân hàng Nhà nước cho biết: Trong luật thông qua đã có quy định ứng xử với các lĩnh vực mới.

Trong đó khoản 3 điều 4 giao Chính phủ quy định những hoạt động mới có rủi ro về rửa tiền của các đối tượng báo cáo, sau khi có đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc vụ. Trong điều 7 của Luật cũng có nội dung Ngân hàng Nhà nước trong phần đánh giá rủi ro quốc gia sẽ cùng với các bộ ngành sẽ đánh giá rủi ro về các hoạt động mới, phát sinh rủi ro về rửa tiền. Đây là 2 nền cơ bản nhất để nhận diện các vấn đề sắp tới có thể phát sinh. Các biện pháp này trên cơ sở đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì Chính phủ sẽ có quy định các hoạt động có rủi ro về rửa tiền quản lý theo đúng quy định luật. Về các hoạt động chứng khoán, bất động sản có nguy cơ về rửa tiền thì trong luật đã có các quy định cụ thể nào.

>>Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về hai luật vừa được thông qua

Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: Nguyễn Giang

Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: Nguyễn Giang

Bên cạnh đó, liên quan đến kế hoạch triển khai để đảm bảo Luật Phòng, chống rửa tiền có hiệu lực từ 01/3/2023, Vụ trưởng Vụ Pháp chế NHNN Tạ Quang Đôn cho biết, NHNN đang phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan khẩn trương thực hiện trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 4, trong đó, đối với Luật Phòng, chống rửa tiền, dự kiến sẽ có 03 văn bản quy định chi tiết: 01 Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền; 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo và 01 Thông tư của Thống đốc NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền. 

NHNN đang phối hợp với Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép ban hành các văn bản quy định chi tiết theo trình tự, thủ tục rút gọn. Hiện nay, NHNN đã xây dựng các dự thảo văn bản quy định chi tiết Luật và đang tổ chức lấy ý kiến đối với các dự thảo văn bản này, đảm bảo thời hạn ban hành để các văn bản này có hiệu lực cùng thời điểm của Luật theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ông Tạ Quang Đôn cho biết: “Đối với các hoạt động phòng, chống rủi ro về rửa tiền trong đó có hoạt động về chứng khoán, về bất động sản thì tất cả các quy định trong luật từ nhận biết khách hàng, đối tượng báo cáo, xây dựng quy trình nội bộ đã được quy định cụ thể tại các điều khoản của luật. Ở các điều khoản về báo cáo dấu hiệu giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực bất động sản, chứng khoán đã có các quy định nêu rõ cụ thể nêu rõ từng dấu hiệu trong lĩnh vực đấy và đối tượng báo cáo phải thực hiện phân tích thông tin, báo cáo giao dịch đáng ngờ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về thanh toán bất động sản thông qua ngân hàng, trong quy định 941 của Chính phủ thì sẽ xử lý vấn đề này trong luật kinh doanh bất động sản. Hiện Bộ Xây dựng đang tiến hành làm các bước để xây dựng Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi”.