Các đại diện lãnh đạo khu vực ASEAN đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam khi phòng chống dịch bệnh Covid-19 và có các giải pháp hỗ trợ khu vực doanh nghiệp SMEs

Các đại diện lãnh đạo khu vực ASEAN đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam khi phòng chống dịch bệnh Covid-19 và có các giải pháp hỗ trợ khu vực doanh nghiệp SMEs

Theo đánh giá của Hiệp hội DNVVN Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV đều bị ảnh hưởng do Covid-19. Chính phủ các nước trong khối ASEAN đã có những chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Với tinh thần tự lực vươn lên, “tự cứu mình trước khi trời cứu”, các doanh nghiệp SME của VN đã có những hành động mau lẹ để ứng phó với sự cố.

Đến nay, sau khi dịch bệnh cơ bản đã được khống chế, việc phục hồi kinh tế đang được tập trung hàng đầu. Bên cạnh các biện pháp thúc đẩy thị trường nội địa, việc thúc đẩy các thị trường nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng đối với khu vực doanh nghiệp nói chung và SME của Việt Nam nói riêng

Tiến sĩ Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp SME Việt Nam cũng nhấn mạnh rằng: “Các quốc gia ASEAN có nhiều lợi thế chung, Việt Nam đã và đang là một cộng đồng có uy tín trên phạm vi quốc tế. Nền kinh tế của VN đã dần hồi phục và Chính phủ về cơ bản khống chế tốt tình hình dịch bệnh. Đồng thời, Chính phủ đã kịp thời có những hỗ trợ cần thiết để khu vực doanh nghiệp Sme trụ vững thời dịch bệnh Covid-19

Chia sẻ với Doanh nghiệp Việt Nam tại “Diễn đàn Kinh tế ASEAN, Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN” bà Masriati Lita S.Pratama (Tham tán công sứ Indonesia tại Việt Nam) cho biết: “Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu rộng tới nền kinh tế ASEAN nói chung và đặc biệt là các đối tượng yếu thế là các doanh SMEs nói riêng. Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 36, chúng tôi rất hi vọng được lắng nghe những giải pháp của Chính phủ Việt Nam đối với doanh nghiệp trong nước, cũng như những giải pháp nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa doanh nghiệp của các nước thành viên ASEAN”\.

Đánh giá các giải pháp của Chính phủ VN trong việc hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp SMEs, bà Masriati Lita S.Pratama cũng cho rằng: “Việt Nam đã ngăn chặn được thành công đại dịch trong một khoảng thời gian ngắn, Chính phủ Việt Nam rất nỗ lực trong việc hỗ trợ SMEs tìm kiếm thị trường, đối tác và khách hàng mới, vì các hoạt động xúc tiến thương mại thường rất tốn kém và khó có thể triển khai xuyên suốt nếu doanh nghiệp tự bơi…

Ông Tan Weining, Phó Đại sứ Singapore tại Việt Nam chia sẽ, những nỗ lực rất lớn của Việt Nam nói riêng và cộng đồng ASEAN nói chung, nhằm tập trung mọi nguồn lực cần thiết để cứu nền kinh tế và nhất là doanh nghiệp SMEs.

Trong bối cảnh hiện nay, thách thức đối với doanh nghiệp SMEs là phải làm sao chuyển đổi thật nhanh mô hình sản xuất, kinh doanh để thích ứng với môi trường mới. Xu thế tất yếu và hiệu quả đang được ứng dụng mạnh mẽ trên thế giới chính là công nghệ thông tin. Đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp SMEs tiếp tục tồn tại và tạo ra lợi nhuận, trong khi chi phí chuyển đổi lại không quá đắt đỏ.

Về phía Chính phủ, chúng tôi kiến nghị cần hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực cho các chủ doanh nghiệp và người lao động khu vực SMES để đảm bảo họ có thể thích ứng linh hoạt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang lan rộng…