Năm 1998, lúc ở Việt Nam khái niệm “bảo vệ môi trường” chưa mấy cấp thiết thì tại Trung Quốc đã phát động phong trào giảm thiểu ô nhiễm không khí mà họ gọi đó là “cuộc chiến”.

Mãi 15 năm sau, Bắc Kinh cải thiện chất lượng môi trường đáng kể, dù các chỉ số vẫn còn cách xa tiêu chuẩn thế giới.

Tính trên toàn Trung Quốc, tình trạng khói mù dày đặc xuất hiện ở 25/31 tỉnh thành, bao phủ hơn 100 thành phố lớn hoặc cấp trung, lan rộng trên diện tích 1,4 triệu km2 và ảnh hưởng đến hơn 800 triệu người.

Công nghiệp tần suất cao phá nát kết kết cấu văn hóa - dân cư, ví dụ chính sách 1 con gây ra thảm trạng đau lòng về nhân đạo, hàng triệu bào thai nữ nhi bị “sàng lọc”, hàng trăm ngàn đứa trẻ vô gia cư mỗi năm...

Đó chỉ là một trong vô vàn cái giá mà Trung Quốc phải trả để biến đất nước mình thành nơi sản xuất hàng hóa cho toàn thế giới.

Giá của

Giá của "công xưởng toàn cầu" là đây

Vì vậy, hãy cảm ơn Trung Quốc thay vì trách mắng họ, bởi vì mấy chục năm gánh vác nhiệm vụ “công xưởng thế giới” tuy mang lại cho nước này vóc dáng, tâm thế vượt trội, nhưng hậu họa để lại không hề ít. Điều này rất dễ nhận ra.

Cần thấy rằng “công xưởng thế giới” là mối quan hệ cộng sinh, chỉ riêng Trung Quốc không thể đảm đương và cũng không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các nền kinh tế có liên quan.

Có nghĩa rằng, để một quốc gia nào đó “tiếp quản” nhiệm vụ do Trung Quốc để lại - quốc gia đó phải hội đủ rất nhiều điều kiện cần và đủ. Trước tiên là các yếu tố về địa lý kinh tế, chính trị, tiếp đến là nhân khẩu học, cuối cùng là tính chất của nền kinh tế.

Trung Quốc có diện tích tự nhiên thuộc nhóm lớn nhất thế giới, nguồn tài nguyên khoáng sản chỉ xếp sau nước Nga, tháp dân số trẻ - lực lượng lao động 800-900 triệu.

Sâu hơn một chút, đặc điểm phát triển của Trung Quốc là không đồng đều, ngoài vùng phía Nam và phía Đông trở thành “vành đai lửa”, còn lại hướng Bắc và Tây rộng mênh mông chủ yếu nông thôn nửa đô thị - đây là kết cấu địa lý giúp tạo ra hàng trăm triệu lao động nhàn rỗi, muốn di cư về thành phố lớn tìm cơ may đổi đời.

Ít ai biết, số lượng dân cư thu nhập tương đương 1 USD/ ngày ở Trung Quốc còn nhiều hơn cả quy mô dân số Việt Nam hiện tại. 30 triệu người ở Trung Quốc sống trong những ngôi nhà hang động được gọi là Yaodong. Số cư dân tại các Yaodong còn nhiều hơn dân số nước Úc.

Hơn thế nữa, đặc tính lao động Trung Quốc khác xa với phương Tây, ở chổ, do xuất phát điểm thấp nên họ dễ dàng chấp nhận “nhu cầu tối thiểu” để tồn tại trong môi trường hạn hẹp ở thành phố - đây là nguyên nhân để các ông chủ đến từ khắp thế giới tiết kiệm chi phí đầu vào.

Thêm nữa, khả năng sáng tạo của người Trung Quốc rất đáng ngưỡng mộ, ngoài kỹ thuật, khoa học được du nhập từ các cuộc xâm lược ở thế kỷ XIX, XX, còn lại đều do người bản địa xây dựng từ ngàn năm trước; liên tục cải tạo, phát minh để sản xuất ra những sản phẩm không nơi đâu có được.

Cuối cùng, bản chất của “công xưởng thế giới” chính là sự phát triển vượt khung của hệ thống công nghiệp phụ trợ - rằng, đến mức độ “thừa tương đối” cho nhu cầu nội địa, nó sẽ nảy sinh tham vọng vươn ra khỏi lãnh thổ, bắt tay với các công ty đa quốc gia...

“Công xưởng thế giới” chỉ là một giai đoạn phát triển thần kỳ của một quốc gia riêng lẻ, nó phải tương thích với mô hình phát triển tùy từng thời điểm. Bởi vì nguồn lực có hạn.

Nói vậy để thấy rằng, nếu bỏ ngoài các tác động khách quan, bản thân Bắc Kinh cũng đã tính tới ngày các công ty toàn cầu rời đi, các đại công trường biến mất. Đó là sự thức tỉnh nhiều tai họa.

“Made in China 2025” là một phần then chốt trong cấu trúc phức tạp gồm các kế hoạch và chính sách nhằm mục đích tạo ra “sự phát triển theo định hướng đổi mới”.

Tham vọng của kế hoạch này mong muốn biến Trung Quốc thành “siêu cường sản xuất”, nhưng nội hàm sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào đã hoàn toàn khác trước.

Nó bao gồm 10 lĩnh vực ưu tiên, như công nghệ số, hàng không vũ trụ...song tựu trung lại là nền kinh tế đậm đặc chất xám hơn, tạo ra giá trị thặng dư lớn hơn để tiết kiệm nguồn lực, tài nguyên.

Mọi sự phát triển đều mang tính quy luật, có hưng thịnh ắt có suy vong, nói như triết lý Phật giáo “sinh - trụ - dị - diệt”. Thế kỷ XVIII, nước Anh đóng vai trò “sản xuất cho cả thế giới”, thế kỷ XIX là Mỹ và một số nước Tây Âu...

Loài người thoạt đầu sinh hoạt bầy đàn, sau đó tách biệt tương đối thành các quốc gia, vùng lãnh thổ, đến giai đoạn hiện nay lại kêu gọi toàn cầu hóa. Đó là những vòng xoáy trôn ốc phủ định biện chứng.

Các nước đang phát triển tiềm năng còn nhiều có sẽ đảm trách nhiệm vụ

Châu phi, nơi tài nguyên còn nhiều sẽ làm nhiệm vụ "sản xuất cho cả thể giới"?

Liệu còn hay không mô hình một quốc gia đảm trách sản xuất cho tất cả? Trước hết, các mối nguy mang tính toàn cầu buộc phải tính toán lại việc bố trí các trung tâm sản xuất.

Thay vì tập trung cao độ như hiện nay, sẽ xảy ra hiện tượng xé lẻ, chia nhỏ. Đây là quá trình tự nhiên vì phần lớn bị quyết định bởi các yếu tố khách quan.

Hãy lấy ví dụ từ đợt dịch COVID-19 lần này, giá như có một vài trung tâm sản xuất khác ngoài Trung Quốc! Khi đó sẽ dể đối phó hơn với nguy cơ chững lại của kinh tế toàn cầu.

Đã đến lúc các quốc gia đang phát triển, tiềm năng còn nhiều cần nắm bắt cơ hội để đón luồng vốn FDI sẽ tháo chạy khỏi Trung Quốc trong tương lai không xa.

Bài III: Việt Nam sẽ là “công xưởng toàn cầu”?