Thay vì duy trì đóng cửa nền kinh tế hoặc mở cửa và bị ô nhiễm như thông thường, chúng ta có thể thực hiện việc đóng cửa có chọn lọc. Mở cửa các hoạt động hầu như không gây ô nhiễm

Thay vì duy trì đóng cửa nền kinh tế hoặc mở cửa và bị ô nhiễm như thông thường, chúng ta có thể thực hiện mở cửa các hoạt động có chọn lọc...

Tại sao sự bùng phát của virus SAR-CoV-2 xảy ra ở một số thành phố lớn mà không phải ở những thành phố khác, thậm chí là ở những khu vực giáp ranh? Điều gì có thể giải thích cho sự kết thúc khá đột ngột của đại dịch ở Vũ Hán và Hàn Quốc? Tại sao một số người nhiễm virus mà không có những triệu chứng rõ ràng?

Không có câu hỏi nào ở trên có câu trả lời đầy đủ. Một điều gì đó khác phải đang diễn ra. Việc tìm được câu trả lời có thể đưa chúng ta thoát ra khỏi một cuộc khủng hoảng mất mát chết người này. Bằng cách xét nghiệm và cách ly, chúng ta tìm cách làm bẹt đường cong thể hiện số ca lây nhiễm hơn là ngăn chặn virus, với hy vọng rằng vắc-xin hoặc một phương thuốc thần kỳ sẽ xuất hiện.

Nói tóm lại, sự lựa chọn của chúng ta có thể là ủng hộ việc duy trì đóng cửa các nền kinh tế để cứu mạng người hoặc duy trì hoạt động của các nền kinh tế và hy sinh mạng sống. Bằng chứng về một hình thức lây nhiễm khác, thông qua không khí bị ô nhiễm, gợi mở một hướng giải quyết khác – đó là việc đóng cửa một cách có chọn lọc -  có thể sẽ trở thành giải pháp win - win.

Câu trả lời cho ba câu hỏi này bắt đầu bằng một báo cáo chưa được công bố từ một nhóm các nhà nghiên cứu người Ý - nhà hóa học, nhà hóa sinh và nhà khoa học môi trường -  những người đã quy tình trạng ô nhiễm khí quyển với sự lan truyền nhanh chóng của virus. Dựa vào việc thử nghiệm trên các loại virus khác (như Zika và ebola), các virus bám vào các hạt nhỏ trong không khí ô nhiễm có thể vẫn hoạt động chỉ trong vài trăm mét.

Do đó, dịch bùng phát có thể xảy ra ở những nơi mà không khí ô nhiễm nằm trên một vùng cụ thể, nhưng không vượt ra xa. Mười đợt dịch bùng phát lớn nhất trên toàn thế giới (tính đến ngày 8 tháng 4) - Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ý, Tây Ban Nha và Đức đã xảy ra ở những khu vực bị ô nhiễm nặng. Tất cả các nơi này đều như vậy.

Chúng tôi biết rằng loại virus lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, qua ho và chạm vào. Chúng ta có thể coi đây là lây nhiễm Cấp 1, lây nhiễm trực tiếp. Chúng ta cũng biết rằng không khí ô nhiễm có thể huỷ hoại phổi của con người, do đó khiến họ có nguy cơ bị lây nhiễm COVID-19 cao hơn. Ở đây chúng tôi đưa ra một giả thiết khá khác biệt: các mẩu virus bám vào bề mặt của các hạt trong không khí ô nhiễm có thể lây nhiễm cho con người đầu tiên. Chúng tôi đặt tên là sự lây nhiễm Cấp 2, khí quyển (giữa cấp lây nhiễm trực tiếp và lây nhiễm qua khí quyển có thể là dạng lây nhiễm trong các cấu trúc giới hạn, chẳng hạn như nơi ở của người lớn tuổi và tàu du lịch, có lẽ là thông qua sự lưu thông không khí trong hệ thống thông gió của các cấu trúc này).

Hình thức lây nhiễm cấp 1 có thể giải thích sự lây truyền vượt ra ngoài một khu vực, ví dụ như khi một người bị nhiễm bệnh rồi đến một cuộc tụ tập ở nơi nào đó. Nhưng liệu việc này có thể giải thích bằng cách nào mà sự lây lan chỉ xảy ra một lần ở đó nhưng những đợt dịch bùng phát quy mô lớn lại không xảy ra – hãy nhớ rằng COVID-19 được tìm thấy trên khắp thế giới? Các đợt dịch quy mô lớn dường như được tìm thấy ở những nơi có không khí ô nhiễm, mặc dù có mức độ lây nhiễm có thể giảm bớt bởi các yếu tố như độ ẩm vốn có thể kéo dài thời gian tồn tại của virus và tiếp xúc với ánh nắng có thể rút ngắn thời gian tồn tại (theo báo cáo của Ý), cũng như gió là yếu tố có thể làm sạch không khí. Do đó, không khí ô nhiễm dường như là yếu tố giải thích tại sao dịch bệnh xảy ra, sau khi virus rơi xuống ở đâu đó.

Hình thức lây nhiễm cấp độ 2 cũng có thể giúp giải thích lý do tại sao những người bị nhiễm mà không hề tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh - mà là do họ sống trong không khí bị ô nhiễm – nó cũng giải thích tại sao một ổ dịch lớn có thể không lan đến các khu vực ít ô nhiễm gần đó, virus có thể di chuyển với những người bị nhiễm bệnh nhưng không thể sống sót sau khi di chuyển trong không khí.

Trung Quốc và Hàn Quốc đã được ca ngợi vì đã cách ly người dân của họ để làm chậm tốc độ lây nhiễm. Điều này là hợp lý. Nhưng một lợi ích quan trọng hơn có thể là tình cờ: với giao thông và hoạt động công nghiệp giảm, ô nhiễm giảm, và do đó sự lây lan đã giảm đi. Điều này gợi mở rằng việc mở lại hoạt động kinh doanh cũng như quay trở lại với tình trạng ô nhiễm như thường lệ - tình trạng ở Mỹ không kém châu Á, có thể mang đến những làn sóng virus mới. Sự khởi đầu mà chúng ta có thể đang chứng kiến ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Nếu chúng ta không làm sạch không khí, liệu chúng ta có ngăn cản được đại dịch không?

Vào năm 1854, khi dịch tả bùng phát ở Luân Đôn, bác sĩ Snow -  người bị coi là kẻ phá đám vì đã thách thức niềm tin ăn sâu trong tiềm thức rằng dịch tả phải bị lây qua không khí - đã đặt một chiếc ghim lên bản đồ để đánh dấu những nơi có người đã chết. Tất cả mọi nơi trừ hai khu vực xung quanh một cái giếng. Vị bác sỹ đi đến nhà của một trong những người ở ngoài khu vực, nơi anh ta được thông báo rằng người vừa qua đời thích nước ở giếng và người ta đã mang nước đến cho cô. Một cô cháu gái từ một nơi khác đến thăm cô cũng thích nước đó: cô đã trở thành chiếc ghim thứ hai. Các xử lý đã được áp dụng là đưa mọi người ra khỏi khu vực giếng và ổ dịch đã kết thúc. 

Mở cửa lại hoạt động kinh doanh hay không mở bây giờ là vấn đề. Nó có thể là sai lầm chết người, chúng ta phải lựa chọn giữa bóp chết nền kinh tế của chúng ta hoặc để cho nhiều người chúng ta hơn nữa phải chết. Tổ chức Y tế Thế giới WHO hiện đang đề xuất một loạt các biện pháp gỡ bỏ hạn chế, áp dụng dần dần trong nhiều tuần.

Hình thức lây nhiễm cấp 2 gợi mở một cách thức nhưng tập trung hơn và ngay lập tức. Ngăn chặn ô nhiễm để ngăn chặn virus. Thay vì duy trì đóng cửa nền kinh tế hoặc mở cửa và bị ô nhiễm như thông thường, chúng ta có thể thực hiện việc đóng cửa có chọn lọc. Mở cửa các hoạt động hầu như không gây ô nhiễm trong khi vẫn giữ các nguồn gây ô nhiễm chính phải đóng cửa cho đến khi chúng được làm sạch, nếu có thể thì đó là các nhà máy điện, nhà máy và phương tiện gây ra khí thải lớn. Điều này có thể nghiệt ngã nhưng gần như không quá khắc nghiệt như các lựa chọn đề cập trước đó. Với việc đặt cược vào đại dịch này rất cao và các lựa chọn của chúng ta rất hạn chế, chắc chắn đến đây đã đủ khẳng định rằng hình thức lây nhiễm cấp 2 là nghiêm trọng và phải được quan tâm ngay lập tức. 

Trên thực tế, việc xử lý các giếng đang gây ô nhiễm không khí của chúng ta có thể trở thành giải pháp win-win, vì sức khỏe của chính chúng ta cũng như đối với tình trạng khí hậu đã nóng lên.  

 (*) Henry Mintzberg là giáo sư nghiên cứu quản lý của trường đại học McGill và là tác giả của cuốn sách "Managing the Myths of Health Care".