>> Cuộc chiến Nga - Ukraine: Thêm những thùng thuốc nổ đang bén lửa?

Chiến tranh chết chóc, đau thương hận thù chồng chất, sự sống tan hoang. Chỉ mất điện hay mất mạng Internet chốc lát đã thấy khó chịu. Vậy mà giữa châu Âu giàu có đang phải sử dụng tiết kiệm năng lượng.

Lính cứu hỏa dập lửa tại một trạm phát điện ở Kharkov, Ukraine ngày 11-9 - Ảnh: AP

Lính cứu hỏa dập lửa tại một trạm phát điện ở Kharkov, Ukraine ngày 11/9. Ảnh: AP

Người dân Ukraine đang sống cảnh mất điện, cắt nước… nguy cơ bóng ma tử thần do bom rơi, đạn nổ có thể ập đến bất thình lình. Giới cầm quyền vẫn ra sức leo thang, “lằn ranh đỏ” vô hình ngầm quy ước có nguy cơ bị xâm lấn thành tác nhân gây bùng nổ, leo thang lan rộng chiến tranh. 

Sau 8 tháng giao tranh, mục tiêu của Nga cũng rõ ràng: Đó là phân chia lại bản đồ quyền lực của thế giới. Nga sẽ thiết lập quyền, giới hạn của riêng mình, thuần phục châu Âu, các vùng nằm trong tầm ảnh hưởng chiến lược phải theo sự sắp xếp của Nga, chứ không đơn thuần là “phi phát xít hóa, phi quân sự hóa, trung lập cho Ukraine”. 

EU cũng sẽ bị suy yếu vì đòn dùng năng lượng làm vũ khí của Nga. Sâu xa hơn, nhờ cuộc chiến tranh ủy nhiệm Ukraine, vụ khiêu khích Trung Quốc khi bà Polosi thăm Đài Loan, nỗ lực tổ chức biểu tình gây cách mạng màu ở Iran, châm ngòi xung đột ở Armenia, gây đụng độ ở biên giới Kyrgyz-Tajik là chuỗi các hành động của Mỹ nhằm ngăn sự trỗi dậy của Trung Quốc với chiến lược “một vành đai, một con đường”. Các điểm gây bất ổn này sẽ tạo sự đứt gẫy, gián đoạn con đường vành đai, con đường, giúp Trung Quốc có thể soán ngôi đổi chủ vị trí số 1 của Mỹ hiện tại.

>> Cuộc chiến Nga - Ukraine: Gió đã đổi chiều?

>> Nga "giăng bẫy" ở Ukraine

>> Chiến sự Nga- Ukraine: "Mong manh" chiến thắng của Ukraine

Nga đang chuẩn bị đánh lớn ở Ukraine

Nga đang chuẩn bị đánh lớn ở Ukraine. Ảnh: AP

Để theo đuổi các mục tiêu của riêng mình, cả hai bên đã không từ các thủ đoạn nào để triệt hạ nhau. Nga đánh thẳng vào nhà máy điện, tấn công đe dọa phá đập nước, dùng các vũ khí siêu thanh hiện đại, tổng động viên một phần để tăng quân.

Nguy hiểm hơn nữa là Nga đang tiến hành trưng cầu dân ý sát nhập Nga ở Cộng hòa nhân dân Donetsk và Luhansk tự xưng, cũng như ở khu vực Kherson và Zaporozhye thuộc Ukraine. Khi quá trình này hoàn tất thì các vùng đất đó sẽ thuộc Nga. Các cuộc tấn công vào khu vực này sẽ là tấn công vào lãnh thổ của Nga, tính chất cuộc chiến sẽ thay đổi.

Chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ thành chiến tranh vệ quốc. Lúc đó Nga sẽ sử dụng toàn bộ sức mạnh bao gồm cả vũ khí hạt nhân khi cần thiết, với số quân vừa tổng động viên xong thời gian huấn luyện,  cũng vào chính giữa mùa đông. Phía Nga sẽ làm gì? Chắc chắn sử dụng vũ khí thời tiết là sự lạnh giá của mùa đông cùng sức mạnh quân số mới được tăng cường, vũ khí hiện đại bậc nhất để tìm chiến thắng. 

Tìm lời giải cho bài toán này là việc rất khó cho Mỹ - EU và Ukraine trong thời gian sắp tới. Tổng thống Nga Putin không dọa xuông, buộc Mỹ phải cử ba máy bay giám sát tên lửa Nga. Mỹ - EU lập tức lên kịch bản ứng phó với chiến tranh hạt nhân nếu như Nga “tiên phát chế nhân”. 

Đây là thời điểm mà Liên hiệp quốc cũng như cộng đồng quốc tế lên tiếng mạnh mẽ, đưa biện pháp hòa hoãn, kéo giãn sự căng thẳng. Khi hai bên chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân thì chỉ một sai sót, thậm chí nhầm lẫn kỹ thuật vô ý của một trong hai bên cũng dẫn đến sự hủy diệt của thế giới, thảm họa của loài người “đá ngọc cùng nát”.

Thời chiến tranh lạnh đã từng ghi nhận nhiều lần xảy ra nguy cơ như vậy. Như năm 1962, một nhân viên bảo vệ một cơ sở Không quân Mỹ ở Minnesota đã nhấn chuông báo động các căn cứ gần đó khi phát hiện ra kẻ muốn trèo qua hàng rào an ninh. Tín hiệu truyền đến căn cứ Wiscosin, báo động giả đã kích hoạt do chập dây, khiến các phi công nhầm tưởng là Chiến tranh Thế giới lần 3 đã bắt đầu.

Máy bay ngay lập tức đã vào đường băng chuẩn bị tìm kiếm đối tượng tấn công của Liên Xô, may thay hệ thống sửa sai kịp thời khi phát hiện kẻ đột nhập hàng rào an ninh là một con gấu. Nhưng liệu chúng ta có thể may mắn mãi nữa không, khi không triệt tiêu ngay từ đầu nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Lời cảnh báo của bác học Anhxtanh còn đó: “Tôi không biết chiến tranh thế giới thứ ba sẽ sử dụng loại vũ khí nào? Nhưng tôi biết rằng nếu chiến tranh thế giới thứ tư xảy ra vũ khí sẽ là gậy gộc và đá”.

Mong sao những cái đầu bớt nóng có suy nghĩ tích cực, cân nhắc thiệt hơn, ngồi bàn đàm phán lập lại hòa bình để thế giới bình an “hòa khí sinh tài lộc”.