p/Nhà đầu tư nên nhanh chóng hạ tỷ trọng đòn bẩy xuống mức thấp nhất có thể để phòng ngừa rủi ro.

Nhà đầu tư nên nhanh chóng hạ tỷ trọng đòn bẩy xuống mức thấp nhất có thể để phòng ngừa rủi ro.

Có thể nói những cổ phiếu lớn đã tác động mạnh lên đà tăng của thị trường thời gian qua. Tuy nhiên, điều này lại kích hoạt NĐT bán ra hơn là chấp nhận mua vào. Thông kê cho thấy rất nhiều cổ phiếu đã giảm so với đỉnh từ 10-15%. Thậm chí khi thị trường tăng mạnh, thì áp lực bán xuất hiện mạnh hơn, khiến HOSE có dấu hiệu nghẽn lệnh mà NĐT không thể biết giá giao dịch.

Cũng cần lưu ý rằng khi VN-Index chạm đến mốc 1.286 điểm thì hệ số P/E đã ở mức gần 20 lần và hàng loạt vấn đề đã bắt đầu nảy sinh sẽ tác động đến doanh nghiệp. Giá thép là một ví dụ điển hình khi mà các doanh nghiệp xây dựng bắt đầu cảm thấy không thể chịu nổi. Không dừng lại đó, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi hẳn nhiên sẽ khó chịu được với mức tăng trên 30% của thức ăn, khiến hoạt động bị trì trệ. Những thực tế này chắc chắn sẽ gia tăng sức ép lên lạm phát, khiến cho việc điều hành chính sách tiền tệ trở nên chặt chẽ hơn trong nửa cuối năm nay.

Chúng ta cần nhớ rằng, dòng tiền đòn bẩy cũng đã lên mức cao nhất trọng lịch sử với hơn 110.000 tỷ đồng. Đây là quả bom rất lớn nếu như thị trường suy giảm. Trong khi đó, báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2021 cho thấy rằng khối tự doanh của rất nhiều công ty chứng khoán, như SSI, HSC… đã chốt lời với khoản lợi nhuận cực khủng. Dòng tiền này cùng với khối ngoại tiếp tục bán ròng sẽ để lại cuộc chơi cho những NĐT F0, khiến VN-Index không dễ vượt qua mốc 1.300 điểm.

Tuy nhiên, đây đang là mùa ĐHCĐ nên giá cổ phiếu có thể sẽ diễn ra theo cả 2 chiều hướng. Trong kịch bản tích cực thì đà tăng cổ phiếu không đủ dài, đủ lớn để có thể giúp NĐT có khoản lợi nhuận cao, chứ chưa nói đến chiều ngược lại. Bởi vậy, NĐT nên nhanh chóng hạ tỷ trọng đòn bẩy xuống mức thấp nhất có thể để phòng ngừa rủi ro.