Sân trường Đại học Kỹ thuật Bình Dương ngày 3/9, rất đông người tụ tập chờ tiêm vaccine. Ảnh chụp từ cilp bạn đọc cung cấp

Sân trường Đại học Kỹ thuật Bình Dương ngày 3/9, rất đông người tụ tập chờ tiêm vaccine. Ảnh chụp từ cilp bạn đọc cung cấp.

Chiến lược “sống chung với COVID-19”, dần dà, đang là một thực tế với những quốc gia đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao, quản trị tốt. Và quan điểm càng ngày càng giống nhau đó là “Chúng ta phải học cách sống chung với virus”!

Thực tế, Chính phủ các nước ở châu Á, châu Âu và Mỹ đang khuyến khích người dân chuyển sang trạng thái bình thường mới khi tỷ lệ tiêm vaccine đạt từ 70% dân số trở lên. Như, nước Anh dỡ bỏ hầu hết các hạn chế vì COVID -19. Đức đang cho phép những người đã tiêm phòng được đi du lịch mà không cần kiểm tra. Còn nước Ý thì hầu như không còn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, và các trung tâm mua sắm vẫn mở cửa tại Singapore…

Việt Nam cũng cũng không thể mãi giãn cách, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã xác định Việt Nam chấp nhận sống chung với COVID-19 lâu dài. Bài toán kép đang cần đáp án, làm sao vừa tiếp tục chống dịch vừa quay lại sản xuất.

Vấn đề vaccine phủ sóng tỷ lệ 80% dân số không đơn giản, phải tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau. Thế nhưng, chúng ta cũng không thể lãng phí nguồn nhân lực từ những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, mà cần tạo điều kiện ưu tiên để họ sớm quay lại công việc thường nhật.

Đồng Nai và Bình Dương là hai trong số 3 địa phương đầu tiên tại khu vực phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch COVID-19. Trải qua hơn 100 ngày nỗ lực, với những giải pháp quyết liệt, Đồng Nai và Bình Dương đã bước đầu kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Ở phía Bắc, Hà Nội cũng chuẩn bị từng bước mở cửa lại các hoạt động sản xuất kinh doanh có kiểm soát..v..v.

Người dân ở khu vực

Hà Nội đã nới lỏng lệnh giãn cách ở môt số quận. Ảnh: Quốc Tuấn

Thế nhưng, ước mơ về “ngày tự do” một khi không cẩn trọng thì sẽ chỉ là nỗi khát khao, mong chờ. Bởi một thực tế đáng buồn đang diễn ra đó là có lãnh đạo tỉnh nọ, ngay cả số liệu ca nhiễm trên địa bàn còn chưa thuộc. Chưa kể, mỗi địa phương đang có mỗi kiểu chống dịch khác nhau…

Đáng chú ý, báo chí cũng đã chỉ ra còn nhiều bất cập trong việc tổ chức tiêm vaccine cho người dân tại một số địa phương, trong đó có Hà Nội, TP.HCM, khi tại các điểm tiên chủng, người dân không tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch: Chen lấn, đông đúc, không khoảng cách… vô tình tạo ra những “đám đông” như đi trẩy hội.

Cụ thể, một số địa điểm được báo chí “điểm danh” và lãnh đạo thành phố nhắc nhở như một số phường của Hà Nội. Hay như Bình Dương, TP.HCM, Bắc Giang… Chuyện này khiến cho chúng ta rất lo lắng vì nếu lỡ có ca nhiễm sẽ rất dễ tạo ra những nguy cơ làm dịch bệnh bùng phát nặng nề hơn.

Dĩ nhiên, việc tập trung quá đông người để đi tiêm vaccine, nhưng không đảm bảo điều kiện 5K nói trên một phần là do người dân không tuân thủ tốt khuyến cáo của ngành y tế và các lực lượng chức năng. Nhưng đó cũng là trách nhiệm, năng lực tổ chức, quản trị của chính quyền và các đơn vị liên quan.  

Thời gian đầu khi triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 đã diễn ra việc tập trung đông người tại một số điểm tiêm (Ảnh: TH)

Thời gian đầu khi triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 đã diễn ra việc tập trung đông người tại một số điểm tiêm (Ảnh: TH)

Nhìn lại thì tình huống người dân chen lấn để xét nghiệm và tiêm vaccine COVID-19 không phải mới xảy ra hay chỉ xảy ra tại một địa phương. Chính vì điều này đã từng được lưu ý và cảnh báo trên báo chí, từng được rút kinh nghiệm. Do đó, chính quyền cơ sở cần phải nhận thấy rõ yếu kém ở đâu, bất cập ở khâu nào để nhìn thấy bài học, không tái diễn thêm một lần nào nữa.

Chứ không thể là một vòng luẩn quẩn, nếu người dân đổ lỗi cho chính quyền, đổ lỗi cho công tác tổ chức mà không tự thấy thiếu sót về ý thức của bản thân. Còn chính quyền thì đưa ra yếu tố khách quan để bao biện. Đến cuối cùng, thiệt hại (nếu có) không chỉ ở cả hai bên. Hãy nhớ, một khi lãnh đạo vì dân, họ sẽ nhận thức được rõ trách nhiệm của mình trước dân. 

Có thể nói, để trở lại với cuộc sống thường nhật thì phải có giải pháp sống chung với virus. Bình thường kiểu mới dù có hộ chiếu xanh vẫn phải đảm bảo 5K; Có lực lượng lao động với tư duy và tập quán sản xuất mới; Hệ thống phòng dịch, năng lực quản trị phải đảm bảo đáp ứng trong tình hình mới.