Tương lai của Roberto Azevedo dường như đã được dự báo từ trước. Kể cả từ trước khi WTO phải đối mặt với tác động của đại dịch COVID-19 và những lời chỉ trích từ Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây.

Roberto Azevedo, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Roberto Azevedo, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Thời điểm này, thương mại toàn cầu đã và đang sụt giảm “thê thảm” và thế giới đang chuẩn bị cho sự suy thoái tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái. Roberto Azevedo cho biết sự “thoái ẩn” sớm của ông với tư cách Tổng giám đốc của WTO là một "quyết định cá nhân" vì lợi ích tốt nhất cho tổ chức này.

Đây có thực sự là một "quyết định cá nhân"?

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia nhận định, sự ra đi của Roberto Azevedo dường như nằm trong sự tính toán và áp lực từ phía Tổng thống Mỹ D.Trump.

Roberto Azevedo, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phát biểu trong cuộc họp báo cùng với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ, vào thứ Tư, ngày 22 tháng 1, 2020.

Roberto Azevedo, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phát biểu trong cuộc họp báo cùng với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ, vào thứ Tư, ngày 22 tháng 1, 2020.

Kể từ khi nhậm chức Tổng thống Mỹ, dường như Donald Trump rất “không hài lòng” với WTO, ông liên tiếp cáo buộc tổ chức này đứng về phía Trung Quốc và các đối thủ khác trong các tranh chấp thương mại. Hoa Kỳ cũng nhiều lần cáo buộc cơ quan kháng cáo của WTO đã phản ứng một cách “thái quá” những thẩm quyền của mình và các thẩm phán đã có sự “lạm dụng quyền lực” để tạo ra luật thương mại mới. 

Bên cạnh đó, chính quyền Trump cũng đã nhiều lần cáo buộc cơ quan giám sát thương mại toàn cầu đã "đi lạc" khỏi mục đích tự do hóa và bảo vệ thị trường. Đồng thời Mỹ còn cho rằng việc WTO chấp nhận cho Trung Quốc gia nhập tổ chức vào năm 2001 đã dẫn đến hàng triệu người thất nghiệp tại Mỹ.

Vào tháng 12 năm ngoái, thậm chí Washington còn đe dọa sẽ chặn ngân sách năm 2020 của WTO. Tuy nhiên sau đó đã ủng hộ một thỏa hiệp ngân sách tạm thời trong đó có cắt giảm đáng kể các cơ quan phúc thẩm. 

Khi được hỏi về sự ra đi của ông Azevedo, Donald Trump, người trước đây đã từng đe dọa rằng Hoa Kỳ sẽ rời khỏi WTO nếu tổ chức này không thay đổi sự “đánh giá công bằng” dành cho họ, nói rằng ông hoàn toàn "đồng ý với điều đó".

"Chúng tôi đã bị đối xử rất tệ ... Họ coi Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển. Do đó, Trung Quốc nhận được rất nhiều lợi ích mà Mỹ không nhận được".

WTO “ngổn ngang trăm mối”!

Sự ra đi của Azevedo rơi vào thời điểm đặc biệt khó khăn đối với WTO. Nền thương mại toàn cầu dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử khi các biện pháp làm chậm sự lây lan của Covid-19 đã đóng băng các hoạt động kinh tế trên toàn thế giới.

Bên ngoài trụ sở của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tại Geneva, Thụy Sĩ

Bên ngoài trụ sở của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tại Geneva, Thụy Sĩ.

Bên cạnh đó, cơ quan có trụ sở tại Geneva này, trong năm ngoái đã phải chứng kiến một trong những chức năng chính của nó, phân xử các tranh chấp thương mại quốc tế, bị Mỹ “vùi dập”. Và Trump đã nhiều lần cáo buộc WTO được thành lập vì lợi ích của tất cả mọi người trừ… Mỹ.

Nhưng trong khi ngài tổng thống tuyên bố Washington thua gần như tất cả các vụ kiện thương mại, thì cựu Tổng thống Mexico, Ernesto Zedillo Ponce de Leon mới đây đã cho rằng Hoa Kỳ là nước sử dụng thường xuyên “luật” của WTO nhất và có tỷ lệ thắng cao nhất.

Gần đây, một số nước thành viên đang kêu gọi một sự “cải cách lớn” của WTO, đặc biệt là sau khi Trung Quốc nhanh chóng phát triển để trở thành đối tác thương mại lớn nhất thế giới. 

Cùng với Mỹ, các thành viên WTO khác, bao gồm Nhật Bản và Liên minh châu Âu, đã thúc đẩy WTO thực hiện những cải cách sâu rộng. Họ cho rằng các quy tắc thương mại toàn cầu cần được phản ánh thực tế mới và giải quyết các vấn đề như trợ cấp của nhà nước và chuyển giao công nghệ bắt buộc.

Thời điểm này, với chủ nghĩa bảo hộ thương mại được phổ biến rộng rãi trên toàn cầu, ảnh hưởng của WTO đang giảm dần khi các cuộc đàm phán thương gần như chỉ tổ chức tại thủ đô của các quốc gia thay vì Geneva, nơi đặt cơ quan. Do đó, các chuyên gia tin rằng nhà lãnh đạo kế nhiệm Roberto Azevedo  sẽ cần đi đầu trong cải cách hiệu quả để WTO có tiếng nói trở lại.

Việc mất khả năng xét xử trong các tranh chấp thương mại cũng đe dọa đến tương lai của WTO. Nó trùng hợp với những khó khăn cho WTO trong vai trò chính khác của nó, mở cửa thị trường. WTO, bao gồm 164 thành viên, đã không tạo ra bất kỳ thỏa thuận quốc tế nào kể từ khi "Vòng đàm phán Doha" năm 2015 kết thúc.

Tổng Thư ký Phòng Thương mại quốc tế (ICC) John WH Denton AO cho rằng, trong suốt nhiệm kỳ của Tổng giám đốc Azevedo, tổ chức này đã phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng cũng mang lại một số kết quả quan trọng. WTO với Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại lịch sử(TFA), sẽ là một thỏa thuận có tiềm năng làm cho toàn cầu hóa trở nên toàn diện hơn bằng cách loại bỏ các chi phí không cần thiết và sự chậm trễ trong thương mại quốc tế.

Có thể nói, việc Roberto Azevedo  từ chức để lại một khoảng trống rất lớn tại thời điểm kinh tế toàn cầu đang rơi vào tình trạng nguy hiểm. Theo nhiều chuyên gia, mặc dù WTO điều hành nền kinh tế toàn cầu còn nhiều thiếu sót nhưng trong nhiệm kỳ vừa qua, Azevedo đã điều hành tổ chức này một cách khéo léo và vững vàng. Một người khó để thay thế!