>> PBoC và chính sách hỗ trợ kinh tế có chọn lọc

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 có tác động nghiêm trọng tới kinh tế - xã hội, dù ngân sách Nhà nước đang rất eo hẹp, thế nhưng trong hơn hai năm qua, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động từ COVID-19 với 3 gói hỗ trợ lớn về: Chính sách tài khóa (miễn, cắt, giảm thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất...); chính sách hỗ trợ tín dụng như hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp vay để phát triển sản xuất (gói tín dụng 250.000 tỷ đồng); chính sách an sinh xã hội (hai gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng và 26.000 tỷ đồng).

nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động từ COVID-19 đã được ban hành - Ảnh minh họa

Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động từ COVID-19 đã được ban hành - Ảnh minh họa

Đặc biệt, trong các gói hỗ trợ, những nội dung hỗ trợ trực tiếp cho người lao động không có thu nhập hoặc thu nhập bị giảm sâu, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn không lãi suất để trả lương ngừng việc, bảo đảm việc làm cho người lao động. Ngoài ra, các chính sách khác hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt khó khăn về tài chính như: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất, hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp... đã và đang mang lại những kết quả tích cực.

Trong Báo cáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý IV/2022 và triển vọng 2023, các chuyên gia của Ngân hàng UOB nhận định, GDP của Việt Nam năm 2022 tăng 8,02% từ mức 2,58% năm 2021, thể hiện sự bền bỉ và khả năng phục hồi sau những thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra, trong đó, bên cạnh sự đa dạng từ các ngành sản xuất và dịch vụ trong nước, còn phải kể đến dấu từ những quyết sách chưa có trong tiền lệ.

Đáng nói, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ luôn hướng tới mục tiêu đã được Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Quốc hội khẳng định “Không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội đế đối lấy tăng trưởng kỉnh tế một cách đơn thuần” “trong bối cảnh đại dịch COVID-19, gặp khó khăn, càng phải chú ý an sinh xã hội”.

Thực tế cho thấy, trước tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, với mục tiêu duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm, an sinh xã hội, nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động và người dân đã được ban hành và triển khai. Các chính sách về bảo hiểm xã hội hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn như: Chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, giảm mức đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và hỗ trợ đào tạo nghề với các đối tượng bởi dịch COVID-19 được triển khai thực hiện trong năm 2020 và 2021.

>> “Cơn gió ngược” với kinh tế Trung Quốc

Riêng năm 2021, tổng kinh phí hỗ trợ 3 chính sách về bảo hiểm theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Nghị quyết số 126/NQ-CP là khoảng gần 6.000 tỷ đồng - Ảnh minh họa

Riêng năm 2021, tổng kinh phí hỗ trợ 3 chính sách về bảo hiểm theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Nghị quyết số 126/NQ-CP là khoảng gần 6.000 tỷ đồng - Ảnh minh họa

Riêng năm 2021, tổng kinh phí hỗ trợ 3 chính sách về bảo hiểm theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Nghị quyết số 126/NQ-CP là khoảng gần 6.000 tỷ đồng, hỗ trợ cho gần 400.000 đơn vị sử dụng lao động và gần 12 triệu người lao động.

Đáng lưu ý, chính sách hỗ trợ người lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 và Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15 là một chính sách trực tiếp hỗ trợ bằng tiền mặt lớn nhất từ trước tới nay được ban hành cho người lao động. Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đã thực hiện chi trả hỗ trợ cho hơn 13 triệu lao động thuộc đối tượng hỗ trợ với tổng số tiền chi trả khoảng 38.000 tỷ đồng.

Đối với nhiều người lao động không thuộc diện hưởng các chế độ an sinh xã hội theo quy định hiện hành, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời xây dựng và ban hành các chính sách (Nghị quyết 42/NQ-CP và Nghị quyết 68/NQ-CP) để bổ sung, hỗ trợ kịp thời mọi người dân bị rủi ro với mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế, nhằm chia sẻ, hỗ trợ cho người lao động còn khó khăn về nhà ở yên tâm làm việc và hỗ trợ công ty, doanh nghiệp giữ chân người lao động đang làm việc… Thủ tướng Chính phủ đã tiếp tục ban hành Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Chính sách đã hỗ trợ cho gần 123.000 lượt người sử dụng lao động, hơn 5,2 triệu lượt lao động với kinh phí là hơn 3.740 tỷ đồng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, kể từ năm 2020, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động và lao động để đảm bảo an sinh xã hội, việc làm. Khi đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội cần phải đánh giá trong tổng thể các chính sách mà Việt Nam đã ban hành và thực hiện từ năm 2020 và cả những chính sách được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 31/12/2021 nhưng thực hiện cho năm 2022.

Theo Chủ tịch Quốc hội, Việt Nam đã chi ngân sách lớn cho các chính sách hỗ trợ trực tiếp. Việc quyết định sử dụng kết dư của Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp ngay một lúc chi tới 38.000 tỷ đồng bằng tiền mặt, sau đó, vẫn tiếp tục kéo dài chính sách này chi thêm hơn 1.500 tỷ đồng, cộng với 6.600 tỷ đồng hỗ trợ tiền thuê nhà (theo Nghị quyết 43/2022/QH15) đã khiến tổng giá trị các gói hỗ trợ tiền mặt trực tiếp lên tới khoảng 2 tỷ USD, chưa kể phần chi khá lớn của các địa phương nhằm trợ cấp trực tiếp cho người dân, người lao động.

Thực tế, nhìn lại việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động từ năm 2021 đến nay, trung ương và các địa phương đã dành tổng kinh phí lên tới hơn 87.000 tỷ đồng hỗ trợ cho 55,68 triệu lượt người dân, người lao động và gần 1 triệu lượt người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Đánh giá cao nỗ lực thực hiện các chương trình hỗ trợ trong bối cảnh ngân sách Nhà nước của Việt Nam còn eo hẹp, GS.TS Jonathan Pincus - Chuyên gia kinh tế cao cấp của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho rằng, việc tập trung triển khai các gói hỗ trợ bằng tiền mặt cho người dân của Việt Nam là giải pháp “một mũi tên trúng hai đích”.

Theo GS.TS Jonathan Pincus, việc hỗ trợ thêm tiền mặt đáp ứng hai mục tiêu: Giúp đỡ người dân đang chật vật vì mất thu nhập và thúc đẩy tăng trưởng GDP nhờ tăng tiêu dùng hộ gia đình.