>> Ái nữ "tài sắc vẹn toàn" của Chủ tịch Ngân hàng AIIB

Giống như câu chuyện của nhiều nhân vật nổi tiếng ở thung lũng Silicon khác, năm 1997, David Selinger đã nghỉ học tại Đại học Stanford để làm kỹ sư phần mềm tại một công ty startup công nghệ FlyCast. Sau vài năm tích lũy kinh nghiệm, Selinger chuyển sang làm việc tại 2Roam, nơi ông đã kiếm được khoảng 100.000 USD/năm. David Selinger hiện là CEO của công ty khởi nghiệp bảo mật gia đình Deep Sentinel. 

Cần phải biết chính xác mình muốn gì

Trong hành trình gây dựng sự nghiệp, David Selinger từng được biết đến với nhiều vai trò, nổi bật trong đó có thể kể tới chức giám đốc bộ phận phát triển sản phẩm của Amazon, hay đồng sáng lập của Công ty bất động sản Redfin với mức định giá vào khoảng 5,2 tỷ USD.

David Selinger hiện là CEO của công ty khởi nghiệp bảo mật gia đình Deep Sentinel.

David Selinger hiện là CEO của công ty khởi nghiệp bảo mật gia đình Deep Sentinel.

Chia sẻ với CNBC Make it, David Selinger kể về lý do tại sao ông lựa chọn lĩnh vực công nghệ cùng một số bài học rút ra khi làm việc với CEO Amazon Jeff Bezos nói riêng và trong quá trình khởi nghiệp nói chung.

Kể về quãng thời gian làm việc cho Amazon vào năm 2023, David Selinger cho rằng mình đã quá tự tin, thậm chí tự cao về năng lực bản thân.

Nhớ lại buổi làm việc đầu tiên với Jeff Bezos, David Selinger thừa nhận, ông chủ cũ Jeff Bezos thực sự là người đáng sợ, dứt khoát và vô cùng thông minh. Tại buổi làm việc đó, nhóm của Selinger đã trình bày phiên bản ban đầu của hệ thống gợi ý sản phẩm của Amazon, câu trả lời mà Selinger nhận được từ Bezos là "Điều này thật kinh khủng. Chúng ta cần gặp nhau một lần/tuần cho tới khi việc này được khắc phục".

Sau 3 tháng làm việc liên tục, kết quả cũng dần khởi sắc. Lúc này, ông chủ Amazon nhắc nhở: "Tôi không thuê các bạn vẽ đồ thị, tôi thuê các bạn để kiếm tiền. Tiền ở đâu? Cách duy nhất để bạn kiếm tiền là viết phần mềm”.

>>> RJ Scaringe liệu có là Elon Musk tiếp theo?

>>> Phong cách quản lý khác biệt của CEO Netflix Reed Hastings

Từ lời gợi ý này, cả nhóm đưa ra một kế hoạch dự án mang tính khả thi hơn. Và sau đó mọi thứ bắt đầu bớt căng thẳng và đi vào quỹ đạo. Theo David Selinger, Bezos biết chính xác về những gì ông ấy muốn đạt được và hướng nhân viên đến mục tiêu đó.

Sau thời gian làm việc với Bezos, David Selinger hình thành thói quen viết một danh sách việc cần làm cứ vài ngày một lần và cho biết anh ta đã dành 5 năm để thử nghiệm các loại giấy ghi chú khác nhau cho đến khi anh ta tìm thấy một cái phù hợp nhất với mình.

Giờ đây, anh có một xấp sổ tay trị giá 15 đô la, do nhãn hiệu Miquelrius của Tây Ban Nha sản xuất, với kích thước giống hệt nhau, với giấy kẻ ô vuông màu trắng.

David Selinger đã có một khoảng thời gian làm việc với CEO Amazon Jeff Bezos 

David Selinger đã có một khoảng thời gian làm việc với CEO Amazon Jeff Bezos 

Quy trình lập danh sách kiểm tra của anh ấy liên quan đến việc chuyển các mục sang danh sách mới vài ngày một lần. Nếu anh ta phải di chuyển một món đồ hai lần, thì anh ta biết rằng nó đã bị cạn kiệt hoặc có vấn đề, anh ta nói.

"Viết nó mỗi lần buộc tôi phải xem lại: Nó có quan trọng không? Tôi có bao giờ đi đến nó không? Hay tôi có thể ủy thác nó?" Selinger nói. "Ba điều đó: bùng nổ, bùng nổ, bùng nổ. Chu kỳ đó giúp tôi tập trung vào những việc có ý nghĩa."

Bài học lãnh đạo quan trọng nhất là "đừng nói dối”

Theo Selinger, điều đầu tiên và quan trọng nhất cần phải nhớ là đừng nói dối. Mọi người thường cho rằng, nói dối với ý tốt sẽ làm mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Nhưng một lời nói dối sẽ kéo theo hàng tá những lời nói dối khác và theo David Selinger, đó là điều vô ích.

Mỗi tuần, Giám đốc tài chính tại Deep Sentinel đều chia sẻ số tiền mà công ty có trong ngân hàng trước toàn thể công ty. Khi công ty phát triển, điều này rất dễ thực hiện nhưng khi gặp khó khăn, ai cũng muốn giấu giếm nó, Selinger cho biết.

Ông cho rằng, mọi công ty khởi nghiệp đều trải qua giai đoạn khó khăn, thậm chí phải tạm dừng kinh doanh. Tuy nhiên, người đứng dầu doanh nghiệp nên thông báo cho tất cả mọi nhân viên thay vì im lặng.

Có một sự thật mà nhiều người không nhận ra đó là hầu hết mọi người đều có xu hướng nghĩ mọi chuyện tồi tệ hơn so với tình hình thực tế. Vậy nên, để minh bạch mọi thứ, ít nhất tất cả mọi người cần biết sự thật để có thể đong đếm mức độ tồi tệ ở mức nào, Selinger chia sẻ.