Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, cùng với nỗ lực cao nhất về phòng, chống dịch, Chính phủ quyết tâm đẩy mạnh mọi biện pháp để tháo gỡ cơ chế, khơi thông nguồn lực, tạo động lực mới, quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để tăng trưởng kinh tế tốt hơn vào những tháng cuối năm.

p/Tình hình phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng năm 2021. Nguồn: Bộ Tài chính

Tình hình phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng năm 2021. Nguồn: Bộ Tài chính

Vẫn còn dư địa vay nợ

Hiện nay, theo thông báo mới nhất của Bộ Tài chính, tỷ lệ nợ công đang rất thấp, do đó, Việt Nam vẫn còn dư địa để vay nợ trong nước cũng như quốc tế, nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Trong thời gian vừa qua, thể chế nợ công cũng được Chính phủ Việt Nam thực hiện tốt, bởi như giai đoạn năm 2011-2016, mức tăng bình quân nợ công là 18,1% một năm, thì đến giai đoạn 2016-2020, mức tăng này đã giảm hơn một nửa, chỉ khoảng 6,8%.

Cơ chế quản lý vay nợ công cũng đã tốt hơn, tuy nhiên có một chỉ tiêu phải chú ý đó là, tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ trên tổng thu ngân sách Nhà nước đã tiến gần mức 25%, đây là mức không chế của Quốc hội và cũng là mức tương đối cao. Đặc biệt năm 2021 này, Việt Nam dự kiến mức trả nợ có thể đạt 27,3% GDP do việc nợ vay trái phiếu trong nước đến hạn. Bộ Tài chính đã ước tính và cố gắng đưa mức trả nợ này về mức khoảng 24,8% nhờ tăng thu ngân sách Nhà nước mạnh hơn so với năm ngoái, từ đó sẽ làm tỷ lệ này giảm đi, nhưng mốc này vẫn khá nguy hiểm trong bối cảnh hiện tại.

Trong khi, năm 2021, Chính phủ đã phải tăng vay nợ để bù đắp chi phí nợ công. Theo tính toán của World Bank, đến năm 2021, Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh vay nợ và vay nợ có thể tăng thêm 3% GDP để tài trợ cho các hoạt động hỗ trợ nền kinh tế, cũng như người dân và doanh nghiệp vượt qua đại dịch.

Như vậy, về quản lý nợ công không có vấn đề gì phải lo lắng, mặc dù một vài chỉ tiêu ở một vài thời điểm có thể căng thẳng, nhưng chúng ta vẫn yên tâm rằng, nợ công hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát.

Về vấn đề vay vốn nước ngoài, vay ở đâu hay vay như thế nào là cả một bài toán. Chúng ta thấy rằng, vay nước ngoài hiện nay lãi suất tương đối cao và cũng khó, chưa kể vấn đề về thay đổi tỷ giá, nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ. Cho nên từ những năm 2016 trở lại đây, Chính phủ đã có sự thay đổi từ mức vay nợ nước ngoài sang vay nợ trong nước để chủ động trong việc trả nợ và tránh được ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái.

sgd

Việt Nam vẫn còn dư địa để vay nợ trong nước cũng như quốc tế, nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Thúc đẩy đầu tư công hiệu quả

Đầu tư công luôn là vấn đề phức tạp từ khâu lập kế hoạch đầu tư - đi vay nợ - đến khâu giải ngân. Hiện nay, Bộ Tài chính chỉ nắm vấn đề vay nợ và trả nợ như thế nào, còn đi vay và đàm phán vay lại là câu chuyện của Bộ KH&ĐT cùng Ngân hàng Nhà nước, nên quản lý rất khó khăn. Trong khi đó, các địa phương, Bộ, ngành chỉ lập dự án, có tiền vay để thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phương đi lên, mà không cần biết dự án có hiệu quả hay không, điều đó sẽ rất nguy hiểm.

Do đó, để phát triển đầu tư công bền vững, có một số điều quan trọng cần chú ý đó là:

Thứ nhất, ngay từ khâu lập kế hoạch, phải xem vay nợ có hợp lý hay không, nếu xứng đáng thì mới phê duyệt, còn không thì phải yêu cầu làm lại.

Thứ hai, các nhà tài trợ đều buộc người đi vay phải có vốn đối ứng để cấp cho các dự án phục vụ giải phóng mặt bằng, thường từ 15-20% tổng vốn dự án. Cho nên ngay từ khâu chuẩn bị phải làm thật tốt, thì sau này mới trôi chảy.

Thứ ba, các chủ dự án thi công khối lượng rồi, nhưng không có xác nhận của đơn vị giám sát hoặc không đầy đủ chứng từ, thủ tục thì Kho bạc không giải ngân được, nên phải lập hồ sơ nghiệm thu có xác định của các cơ quan giám sát đầy đủ, lúc đó mới có khả năng thanh toán nhanh.

Thứ tư, các bộ ngành phải bố trí vốn đối ứng để thanh toán những khối lượng trong nước cần thực hiện, đảm bảo yêu cầu của chủ đầu tư để đảm bảo tiến độ xây dựng.

Thứ năm, Bộ KH&ĐT cùng Bộ Tài chính phải làm việc một cách cụ thể với các nhà tài trợ, để có thể đẩy nhanh tiến độ phê duyệt các dự án, cũng như những vấn đề cần điều chỉnh từ các dự án có vốn vay nước ngoài.

Ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT:

Bộ KH&ĐT đang phối hợp với các bộ, ngành và địa phương đại diện chủ sở hữu DNNN tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể sắp xếp lại DNNN 5 năm tới. Trong đó, đối với các doanh nghiệp cấp 1 có khoảng 500 doanh nghiệp thực hiện theo các hình thức như duy trì là DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ; cổ phần hoá theo tỷ lệ tương ứng (trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ và trên 65% vốn điều lệ). Các cơ quan đại diện chủ sở hữu, công ty mẹ sẽ được phân cấp phê duyệt hơn 1.000 doanh nghiệp cấp 2, cấp 3 tại các đề án tái cơ cấu doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Thế Hoạt, Trưởng phòng XNK, Công ty TNHH Yazaki Hải Phòng Việt Nam:

Các Nghị định, Thông tư do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo trong lĩnh vực như thuế, hải quan... gần đây đã có những bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính. Trong thời gian tới, doanh nghiệp mong muốn, trong quá trình xây dựng văn bản, Bộ Tài chính có khoảng thời gian lấy ý kiến đóng góp của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp sớm được tiếp cận với Dự thảo.