Nội dung vừa được UBND TP HCM góp ý liên quan quy hoạch mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đang được Cục Đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) xây dựng. 

UBND TP HCM vừa có văn bản góp ý với Bộ GTVT liên quan quy hoạch mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

UBND TP HCM vừa có văn bản góp ý với Bộ GTVT liên quan quy hoạch mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, kết nối đường sắt với Sân bay Tân Sơn Nhất - Sân bay Long Thành

Cụ thể, nội dung mà UBND TP HCM góp ý liên quan quy hoạch mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thì tuyến đường sắt được thành phố đề nghị nghiên cứu kết nối metro số 4b từ công viên Gia Định, sau đó theo tuyến Phạm Văn Đồng đến đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng. Tuyến tiếp tục nối Vành đai 2 tại TP Thủ Đức rồi nhập vào đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành ở nút giao Vành đai 2 - cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Ngoài hướng tuyến nói trên, TP HCM cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo tư vấn nghiên cứu kết nối metro số 4b với ba nhà ga T1, T2 và T3 của sân bay Tân Sơn Nhất. UBND thành phố đánh giá phương án hướng tuyến này khi xây dựng sẽ góp phần phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại TP Thủ Đức, thuận tiện đi lại giữa các khu vực.

Hiện tại, tuyến metro số 4b của TP HCM đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ lập dự án. Tuyến này được thiết kế đi ngầm, dài 3,2 km với 3 nhà ga. Dự án bắt đầu từ ga Công viên Gia Định rồi qua đường Nguyễn Thái Sơn, Hồng Hà, sân bay Tân Sơn Nhất, Trường Sơn, công viên Hoàng Văn Thụ và kết thúc tại ga Lăng Cha Cả.

Theo đơn vị tư vấn thì hai phương án kết nối sân bay Tân Sơn Nhất đến Long Thành bằng đường sắt gồm kéo dài metro số 4b hoặc metro số 2. Tuy nhiên theo UBND TP HCM, hai phương án này cần đánh giá hiện trạng và làm rõ tính khả thi. Bởi nếu kéo dài metro số 4b như đề xuất sẽ tạo tuyến mới, ảnh hưởng quy hoạch trên địa bàn; khó sắp xếp quỹ đất... Trong khi metro số 2 đã được duyệt và đang trong quá trình triển khai.

Dự án sân bay Long Thành giai đoạn một khởi công hồi đầu năm nay với tổng mức đầu tư hơn 109.000 tỷ đồng (hơn 4,6 tỷ USD). Công trình dự kiến hoàn thành năm 2025 với công suất 25 triệu lượt khách, 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Do đó, để đồng bộ kết nối từ TP HCM đến sân bay này, các hướng đi khác cũng được lên kế hoạch tập trung triển khai. Trong đó cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ được mở rộng với tổng vốn gần 10.000 tỷ đồng. Đồng thời tỉnh lộ 25C, dài hơn 14 km cũng là trục kết nối sân bay. Đồng Nai và TP HCM đang phối hợp để thống nhất phương án xây dựng cầu Cát Lái nhằm thay phà hiện hữu.

Trước đó, ở thời điểm tháng 12/2020, UBND TP HCM cũng đề xuất đầu tư 5 tuyến đường sắt kết nối TP HCM đến Long An, Tây Ninh, Cần Thơ, sân bay Long Thành và trên trục Bắc - Nam được đề xuất đầu tư 10 năm tới thúc đẩy kinh tế vùng.

Nội dung này nêu trong đề án phát triển ngành logistics ở TP HCM đến năm 2025, định hướng đến 2030 vừa được UBND thành phố phê duyệt. Đề án đặt mục tiêu đến năm 2025, thành phố nâng vai trò đầu mối giao thương hàng hoá, kết nối các thị trường góp phần giảm chi phí logistics cả nước so với tổng sản phẩm nội địa 10-15%.

tháng 12/2020, UBND TP HCM cũng đề xuất đầu tư 5 tuyến đường sắt kết nối TP HCM đến Long An, Tây Ninh, Cần Thơ, sân bay Long Thành và trên trục Bắc - Nam được đề xuất đầu tư 10 năm tới thúc đẩy kinh tế vùng.

Tháng 12/2020, UBND TP HCM cũng đề xuất đầu tư 5 tuyến đường sắt kết nối TP HCM đến Long An, Tây Ninh, Cần Thơ, sân bay Long Thành và trên trục Bắc - Nam được đề xuất đầu tư 10 năm tới thúc đẩy kinh tế vùng.

Để làm được điều này, trong 10 năm tới cần phát triển mạng lưới đường sắt hiện đại vận chuyển hàng hoá thông suốt, kết nối các cảng biển quan trọng của TP HCM và khu vực phía Nam. Trong đó, 5 tuyến đường sắt tốc độ cao cần được xây dựng theo quy hoạch, tăng kết nối TP HCM với các tỉnh, thành, cụ thể:

Một là, Tuyến TP HCM - Mỹ Tho - Cần Thơ (dự kiến kéo dài đến Cà Mau) kết nối đường sắt Bắc - Nam. Tuyến này trước đó được nghiên cứu dài hơn 173 km với 14 ga và hai trạm khách đi qua 6 tỉnh thành: Bình Dương, TP HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ. Tuyến có điểm đầu hàng hóa ở TP Dĩ An, Bình Dương, còn điểm đầu hành khách tại huyện Bình Chánh, TP HCM và điểm cuối ở quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

Hai là, Tuyến TP HCM - Tây Ninh (định hướng kéo đến cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát), kết nối đường sắt TP HCM - Mỹ Tho - Cần Thơ tại ga Tân Chánh Hiệp (quận 12, TP HCM). Theo nghiên cứu, tuyến này dài 139 km, đầu tư trước đoạn từ ga Tân Chánh Hiệp đến ga Trảng Bàng (Tây Ninh), dài gần 40 km.

Ba là, Tuyến Thủ Thiêm - sân bay Long Thành (Đồng Nai), điểm đầu tại ga Thủ Thiêm (quận 2, TP HCM). Tuyến này dài hơn 37 km, thiết kế đường đôi với 19 nhà ga, chuyên vận chuyển hành khách đi lại ở sân bay.

Bốn là, Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, trong đó ưu tiên xây dựng đoạn TP HCM - Nha Trang, dài 366 km đáp ứng nhu cầu vận tải lớn. Đoạn từ Thủ Thiêm đến ga Bình Sơn (Đồng Nai) dài 32 km được đầu tư đường sắt tốc độ cao.

Năm là, Tuyến đường sắt đôi chuyên dụng kết nối từ đường sắt quốc gia đến cảng Hiệp Phước (TP HCM) và cảng Long An. Tuyến này chỉ vận chuyển hàng hóa, điểm đầu tại ga Long Định (huyện Cần Đước, Long An) và điểm cuối ở cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, TP HCM), dài hơn 30 km.

Các công trình khi đưa vào khai thác được đánh giá giúp giảm chi phí logistics, tăng kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long, giúp phân luồng khai thác vận tải hành khách, hàng hoá. Ngoài ra các tuyến cung cấp thêm các dịch vụ vận tải khối lượng lớn, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông...