>>>Hiệp hội Logistics Hải Phòng - "cánh tay nối dài" của cộng đồng doanh nghiệp

Chia sẻ tại Hội thảo "Giải pháp nâng cao hiệu quả vận tải đường bộ", ông Đặng Thế Phương, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Vận tải Hải Phòng cho biết, tổng số phương tiện vận tải hiện nay của Hải Phòng đang quản lý gần 250.000 ô tô, trong đó có hơn 16.000 đầu kéo, hơn 1.400.000 mô tô, hơn 135.000 xe máy điện.

Ông Đặng Thế Phương, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Vận tải Hải Phòng.

Ông Đặng Thế Phương, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Vận tải Hải Phòng.

Tỷ lệ hàng hoá 2 chiều chỉ 5%

Theo ông Phương, ngành vận tải từ nhiều năm nay vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn đó là thiên tai, dịch bệnh như đại dịch Covid-19 vừa qua, hoặc do việc đầu tư phương tiện thiếu định hướng, nhất là xe tải hạng nặng có nhiều thời điểm cung vượt cầu, các mặt hàng tạm nhập tái xuất có lúc giảm mạnh dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy nội địa được đầu tư phát triển chiếm thị phần làm giảm lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ.

Điều này dẫn tới năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải Logistics thấp, chi phí logistics còn rất cao so với các nước trong khu vực trong khi sự liên kết chưa có chiều sâu, thiếu chặt chẽ giữa doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics. Tình trạng hàng hóa vận chuyển một chiều gây lãng phí và làm tăng chi phí về vận tải.

Thậm chí, ông Đặng Thế Phương cho biết, với vận tải đường bộ, tỷ lệ hàng hoá 1 chiều chiếm đến hơn 90% trong khi tỷ lệ chạy hàng kết hợp, hàng 2 chiều chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ khoảng 5%, đây là sự lãng phí lớn. Do đó, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Vận tải đề nghị các Hiệp hội phối hợp thực hiện các giải pháp giúp giảm tỷ lệ hàng hoá 1 chiều xuống còn 40%.

Theo ông Phương, thực trạng này khiến tình trạng hàng hoá tắc nghẽn tại các depot thời gian qua. “Như chúng ta đã biết về những khó khăn bất cập trong việc giao nhận container và nâng hạ lấy vỏ hàng container vừa qua tại một số khu vực Cảng Đình Vũ, như Depot G-Fortune của Công ty Cổ phần Greating Fortune container Việt Nam, Chân Thật Phương Đông…, đã gây nên tình trạng xe ùn tắc, kéo dài tại cổng ra vào cảng và Depot ảnh hưởng nghiêm trọng đến ATGT, làm chậm trễ trong việc giao nhận và thời gian giao hàng của các doanh nghiệp nhập khẩu, phát sinh chi phí nhiên liệu, ảnh hưởng sức khỏe lái xe … . Đồng thời, gián tiếp làm tăng thêm chi phí logistisc, trong khi các hãng tàu vận tải Container chưa có phương án bố trí Container hàng/ vỏ về các cảng, Depot cho phù hợp với năng lực tiếp nhận của từng đơn vị mà ở đây có thể là lợi dụng thế độc quyền để chỉ định container về các Depot có quan hệ tốt với các hãng tàu mà không quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng doanh nghiệp”, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Vận tải Hải Phòng cho biết.

>>>Nâng chất cho Hiệp hội Logistics Hải Phòng

>>>Doanh nghiệp Hiệp hội Logistics Hải Phòng đề xuất xây dựng trung tâm logistics

ff

Lãnh đạo HPLA và Hiệp Hội Vận tải Hải Phòng giải đáp các câu hỏi của doanh nghiệp.

Xây dựng Hub trung chuyển

Đề xuất giải pháp cho vấn đề này, đại diện Ban Vận tải Hiệp hội Logistics Hải Phòng (HPLA), ông Nguyễn Minh Quang cho biết để khai thác hiệu quả hàng 2 chiều có nhiều vấn đề, trong đó phải xây dựng được các Hub trung chuyển container.

để khai thác hiệu quả hàng 2 chiều có nhiều vấn đề, trong đó phải xây dựng được các Hub trung chuyển container.

Đề xuất xây dựng các Hub trung chuyển container để khai thác hiệu quả hàng 2 chiều.

“Các Hub trung chuyển này sẽ tăng hiệu quả khai thác xe bằng cách thực hiện hàng 2 chiều. Giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường. Đặc biệt giảm áp lực nên hệ thống giao thông đường bộ và hệ thống cảng”, ông Quang khẳng định.

Ông Quang cho biết, hiện mới có ít địa phương như Việt Trì, Bắc Ninh, Bắc Giang phát triển nhiều Hub trung chuyển do lưu lượng hàng lớn. Trong khi Hải Phòng do gần biển nên cảm nhận nhu cầu về các Hub chưa cấp thiết, tuy nhiên tình trạng xe ùn tắc kéo dài đến cả chục km tại cổng ra vào cảng và depot đã cho thấy đây là yêu cầu của thực tế và là giải pháp khai thác hiệu quả hàng 2 chiều.

Để xây dựng được các hub như vậy, đại diện Ban Vận tải HPLA nhấn mạnh, yêu cầu cần có sự kết nối giữa các doanh nghiệp, theo đó, các hang tàu thuận lợi hoá re-use vỏ rỗng, cam kết duy trì số lượng vỏ rỗng tại ICD/hub. Trong khi đó, doanh nghiệp vận tải cần cam kết số lượng xe trung chuyển vỏ/hãng tại ICD/Hub, cam kết chất lượng dịch vụ.

Cho biết xu hướng giá xăng dầu tăng cao, trong khi giá vận tải không tăng khiến doanh nghiệp gần như “tụt huyết áp”, bà Nhâm Thị Lương, Giám đốc Công ty CP XNK và DV Vận tải Nam Phương khẳng định việc tăng vận tải 2 chiều là giải pháp tốt giúp doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khi tận dụng container, kết hợp vận tải 2 chiều, doanh nghiệp băn khoăn vấn đề liên quan giám định container, liệu có mang rủi ro cho khách hàng phía nhận hàng hay không?

Đồng thời, tuyến đường 5 và tuyến đường 10 hiện là hai tuyến vận tải đường bộ chính của Hải Phòng, vậy khi thiết lập Hub trung chuyển, đại diện Cty vận tải Nam Phương lưu ý cần chọn vị trí phù hợp về lưu lượng vận chuyển cũng như lượng hàng hoá.