>> Việt Nam có cơ hội đón sóng tài chính xanh

hội và thách thức

Chương trình COP26 vừa qua được xem là một trong những thành quả lớn của chương trình nghị sự năm 2030, nhằm thúc đẩy việc đạt được mục tiêu số 7 (nằm trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của thế giới) về: “Năng lượng sạch với giá thành bền vững”.

muốn có được năng lượng sạch thì rất cần phải có nguồn tài chính xanh lớn để đầu tư

Muốn có được năng lượng sạch thì rất cần phải có nguồn tài chính xanh lớn để đầu tư (ảnh: Một dự án năng lượng tái tạo tại Đông Nam Bộ)

Đây chính là điểm tựa để tài chính xanh toàn cầu ngày càng được chú trọng thúc đẩy phát triển và hướng tới phát triển bền vững ở các quốc gia, trong đó cam kết của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Thủ tướng Phạm Minh Chính, phấn đấu đạt được trung hòa carbon bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao. Cam kết mạnh mẽ này cũng sẽ tạo ra cơ hội và thách thức lớn cho việc thúc đẩy thị trường tài chính xanh của Việt Nam phát triển. Vì muốn có được năng lượng sạch thì rất cần phải có nguồn tài chính xanh lớn để đầu tư.

Trong 5 hành động được kêu gọi toàn cầu của COP26 có hành động cụ thể về huy động đủ nguồn lực tài chính và có thể dự đoán được phục vụ phát triển năng lượng bền vững. Cụ thể: “Huy động nguồn tài chính đầy đủ và có thể dự đoán được. Đầu tư toàn cầu vào năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả nên được tăng gấp ba  vào năm 2030. Việc chuyển trợ cấp nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo cũng như định giá carbon cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng. Hợp tác quốc tế cần phải được mở rộng quy mô một cách đáng kể để thúc đẩy nguồn tài chính và đầu tư công, tư cần thiết cho việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển và các quốc đảo nhỏ. Khả năng tiếp cận nguồn tài chính và việc chuyển giao công nghệ phải được ưu tiên”.

Cũng tại Hội nghị, liên minh tài chính tài chính lớn toàn cầu Glasgo Financial Allaince For Net Zero (GFANZ) của 450 Định chế đại diện cho 130.000 tỷ USD tài sản tài chính toàn cầu đạt được thỏa thuận. Trong đó có 4 thỏa thuận quan trọng là: Một, chuyển đổi danh mục cho vay và đầu tư để lượng khí thải GHG nhằm đạt được Net Zero) vào năm 2050 hoặc sớm hơn.

Hai, trong vòng 18 tháng kể từ khi tham gia liên minh, thì ngân hàng đặt mục tiêu cho năm 2030 và năm 2050, đồng thời mục tiêu cho từng kỳ 5 năm một từ năm 2030 trở đi.

Ba, các mục tiêu đầu tiên năm 2030 là ưu tiên thâm dụng phát thải nhà kính (GHG) nhất trong danh mục cho vay và đầu tư cũng như các mục tiêu tiếp theo trong vòng 36 tháng.

Bốn, hàng năm, các Định chế tài chính công bố kết quả giảm phát thải và chiến lược chuyển đổi đã được HĐQT phê duyệt và chính sách ngành liên quan đến khí hậu.

Từ những thỏa thuận trên của GFANZ cũng đã tạo ra 4 xu hướng chủ đạo bao gồm: Thứ nhất, cho vay và đầu tư xanh sẽ tăng mạnh, đi liền với đó, huy động vốn xanh từ công cụ nợ trái phiếu xanh sẽ tăng lên. Cầu về tài chính xanh rất lớn, nhất là với các nước đang phát triển như Việt Nam, nhu cầu đầu tư tài chính cho thích ứng với biến đổi khí hậu của Việt Nam từ nay đến 2030 vào khoảng 30 tỷ USD, trong khi trong nước chỉ có thể đáp ứng 30%, còn lại cần huy động từ cộng đồng tài chính quốc tế.

Thứ hai, nguồn cung tài chính xanh cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cũng sẽ rất dồi dào. Vì nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, với độ mở cao trên 200% so với GDP. Bên cạnh đó, với 450 ngân hàng và định chế tài chính lớn tham gia liên minh GFANZ thì phần lớn họ đã hiện diện thương mại ở Việt Nam.

Theo báo cáo của Tổ chức năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) năm 2020 về tầm nhìn NLTT đến 2050, nhu cầu tài chính xanh cho chuyển dịch năng lượng xanh là 110.000 tỷ USD, trong đó khoảng 27.000 tỷ USD dành cho năng lượng tái tạo, tức là cần 3.200 tỷ USD/mỗi năm, hiện nay mới đạt khoảng 1.800 tỷ USD/năm. Vấn đề còn lại là cơ chế chính sách của Việt Nam trong thu hút nguồn tài chính xanh cần được tạo lập và triển khai ra sao.

Thứ ba, các chuẩn mực, phân loại xanh phải áp dụng theo thông lệ. Đây là những bộ tiêu chuẩn phân loại các dự án/phương án đầu tư xanh, cũng như các ràng buộc đánh giá độc lập từ các bên tư vấn, kiểm toán độc lập về dự án xanh. Từ đó giúp nhà đầu tư, ngân hàng có thể bỏ vốn vào dự án lĩnh vực xanh hoặc doanh nghiệp chủ động phát hành trái phiếu xanh, gọi vốn từ các nhà đầu tư.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chủ trì tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về chuẩn mực phân loại xanh theo quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP, ngày 10/1/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để thúc đẩy tín dụng xanh và trái phiếu xanh tăng tốc.

Thứ tư, xu hướng áp dụng việc Quản trị công ty đi theo ESG (Environmental, Social & Governance), là một bộ tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng, bao hàm khá toàn diện về trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường, xã hội và chính sách trong quản trị công ty liên quan đến nhân viên và các mối quan hệ hợp tác kinh doanh.

>> Tài chính xanh: Giải pháp vốn cho doanh nghiệp vì môi trường

hội “khổng lồ” cho Việt Nam

COP26 mở ra cơ hội “khổng lồ” cho đầu tư xanh ở Việt Nam. Ông Alock Shamma, Chủ tịch COP26 cùng các đối tác cam kết đầu tư 130 tỷ USD đến 2030 cho Việt Nam qua Quỹ khí hậu sạch (WB), ADB, Quỹ liên minh năng lượng toàn cầu.

Những năm qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Bộ Tài chính cũng đã có bước đi tích cực trong tiến trình từng bước xanh hóa hệ thống ngân hàng, xanh hóa thị trường vốn

Những năm qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Bộ Tài chính cũng đã có bước đi tích cực trong tiến trình từng bước xanh hóa hệ thống ngân hàng, xanh hóa thị trường vốn

Do vậy, việc cho vay và đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch trở nên rất rủi ro, điều này chỉ đối với yêu cầu giảm phát thải CO2 nhiều nhà máy phát điện hóa thạch cần có lộ trình đóng cửa và tài sản sẽ bị mắc kẹt lớn. Thêm nữa, ngay cả nhiên liệu đầu vào của các nhà máy phát điện hóa thạch cũng rất rủi ro về giá nhiên liệu, cũng như các yếu tố thuế quan. Chưa kể trong tương lai, thuế quan với hàng hóa Việt Nam khi sử dụng nhiên liệu đầu vào hóa thạch để sản xuất khi các nước như Mỹ, EU, Trung Quốc áp thuế CO2 với hàng hóa nhập khẩu.

Những năm qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Bộ Tài chính cũng đã có bước đi tích cực trong tiến trình từng bước xanh hóa hệ thống ngân hàng, xanh hóa thị trường vốn. Bằng việc ban hành Đề án phát triển ngân hàng xanh (QĐ 1604/QĐ-NHNN), chỉ thị 03/CT của Thống đốc NHNN về tín dụng xanh, thống kê danh mục cho vay xanh của các tổ chức tín dụng (TCTD), Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng đã có thử nghiệm mô hình stress test để đưa ra kịch bản đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên danh mục cho vay của một số NHTM lớn…

Gần nhất là việc hoàn thiện ban hành Thông tư về quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD. Bộ Tài chính cũng đã đưa ra các tiêu chí về phát hành trái phiếu xanh của các doanh nghiệp dựa trên bộ tiêu chí chung trái phiếu xanh của các nước Asean, ban hành sổ tay về phát hành trái phiếu xanh, ban hành bộ quy tắc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất (ESG) đối với các doanh nghiệp niêm yết.

Ngoài ra, hai sở giao dịch chứng khoán TP HCM và Hà Nội đã áp dụng thí điểm chỉ số Index xanh với một số cổ phiếu. Đặc biệt, với trọng trách tham mưu chính sách thuế, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ và Quốc hội những quy định ưu đãi thuế thúc đẩy năng lượng tái tạo như miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị đối với điện gió, điện mặt trời; ưu đãi thuế thu thập doanh nghiệp,… Đây là những nền móng ban đầu cho việc phát triển thị trường tài chính xanh ở Việt Nam nhằm thúc đẩy thực hiện mục tiêu Net Zero năm 2050 của Chính phủ.