>> COP26 và niềm tin phát triển bền vững đã đến lúc các công ty phải đưa quá trình khử carbon lên một cấp độ tiếp theo.

Đã đến lúc các công ty phải đưa quá trình khử carbon lên một cấp độ tiếp theo

Các quốc gia và công ty châu Á ngày càng cam kết thân thiện môi trường hơn. Điều này là hành động cần thiết ở châu Á, với 51% lượng khí thải CO2 toàn cầu, 60% dân số thế giới, hơn 2/3 sản lượng thép và xi măng toàn cầu, và hơn 70% sản lượng điện than của thế giới. Khu vực này sẽ cần một cuộc cách mạng về năng lượng và khử carbon để hạn chế sự nóng lên toàn cầu…vì vậy, giá khí và than quá cao hiện nay sẽ thúc đẩy cuộc cách mạng năng lượng ở châu Á…

>>Phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Ngành Vật liệu xây dựng tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến môi trường

Cũng theo Roland Berger, Việt Nam là đất nước sản xuất xi măng lớn thứ ba và là nước tiêu thị xi măng lớn thứ tư trên thế giới, với 85 triệu tấn tiêu thụ hàng năm đã tạo ra một lượng khí thải nhà kính toàn cầu so với ngành hàng không chẳng hạn. Khí thải Co2 > 8% từ xi măng, bên cạnh đó nhiều ngành công nghiệp khác cũng thải ra hàng tỉ tấn dòng phụ công nghiệp rồi cuối cùng bị thải vào ao, hoặc các bãi chôn lấp. các dòng phụ này thường độc hại và có nguy cơ lớn hơn bị rò rỉ ra môi trường.

Theo thống kê, bình quân mỗi năm Việt Nam ước có khoảng 80 – 90 triệu m2 hạ tầng xây dựng, trong đó, vật liệu xây dựng chiếm tới 30 – 50% tổng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng. Tuy nhiên, vật liệu xây dựng được xem là một trong những nguyên nhân lớn gây ô nhiễm môi trường, bởi không chỉ sử dụng khoảng một phần ba năng lượng trên toàn cầu, ngành xây dựng còn chiếm khoảng 40% tổng lượng phát thải khí nhà kính trên toàn thế giới. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra phần lớn lượng khí thải phát sinh là do sản xuất xi măng và sắt thép, tiếp đó là nhôm, kính/thủy tinh và vật liệu cách nhiệt. Các chuyên gia khẳng định, việc sử dụng các vật liệu xây dựng truyền thống đang tác động xấu đến môi trường…

Doanh nghiệp chung tay cùng Chính phủ

Với thực trạng này, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) Chính phủ Việt Nam đã cam kết đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đây là một thách thức lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải cam kết đạt trung hòa carbon, đặc biệt là sản xuất trong ngành vật liệu xây dựng. Tại Hội nghị Kinh doanh Tạo tác động của Forbes Việt Nam (Forbes Vietnam Impact Business Summit) mới đây Saint-Gobain đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện các chiến lược trong mô hình kinh doanh tạo ra tác động tích cực cho môi trường, đồng thời khẳng định cam kết đạt trung hòa carbon vào năm 2050 của Tập đoàn.

Ông Nguyễn Trường Hải – Tổng Giám đốc Saint-Gobain Việt Nam chia sẻ tại sự Forbes Vietnam Impact Business Summit

Ông Nguyễn Trường Hải – TGĐ Saint-Gobain VN chia sẻ tại sự kiện Forbes Vietnam Impact Business Summit

Ông Nguyễn Trường Hải – Tổng Giám đốc Saint-Gobain Việt Nam cho biết: “Với Saint-Gobain, phát triển bền vững chính là một phần của chiến lược kinh doanh ở cấp độ toàn cầu cũng như ở từng thị trường. Tại Saint-Gobain, chúng tôi có khái niệm “Grow & Impact – Tăng trưởng và tạo tác động tích cực” để nói về chiến lược của chúng tôi khi kết hợp giữa hai mục tiêu hiệu quả kinh doanh đi cùng trách nhiệm với môi trường, với phát triển bền vững. Chúng tôi cam kết đạt chuẩn trung hòa carbon vào năm 2050. Thông qua các cam kết của mình, chúng tôi tạo ra được những hoạt động cụ thể - thực hiện mỗi ngày, góp phần thúc đẩy được sự chuyển đổi của thị trường cho mục tiêu phát triển bền vững. Và chính những hoạt động này sẽ là niềm cảm hứng để các đối tác, khách hàng, nhân viên… cùng tham gia vào hành trình tăng trưởng và tạo tác động tích cực.” .

Saint-Gobain Việt Nam tập trung hai hoạt động nổi bật đảm bảo được mục tiêu tăng tưởng kinh doanh và phát triển bền vững liên quan đến sản phẩm và vận chuyển. Với chiến lược rõ ràng và hành động quyết liệt, các hoạt động này giúp giảm gần 3.000 tấn CO2 thải ra môi trường trong 7 tháng đầu năm 2022. Hoạt động được áp dụng cho các sản phẩm chủ đạo tại thị trường Việt Nam như khung xương, tấm thạch cao, tấm xi măng sợi. Chuỗi cung ứng Saint-Gobain tạo bước đột phá với mô hình Door-to-door (giao hàng tận kho khách hàng), các xe hàng được thiết kế “Combo thông minh” đáp ứng nhu cầu đa dạng sản phẩm của khách hàng và có thể kết hợp nhiều điểm giao trên một hành trình.

Nhờ đó, giảm gần 50% chuyến xe di chuyển trên đường và giảm đáng kể lượng CO2 thải ra môi trường, ước tính giảm gần 300 tấn CO2 thải ra môi trường trong 7 tháng đầu năm 2022. Bên cạnh những hoạt động trên, Saint-Gobain đồng thời thực hiện hàng loạt các đổi mới trong dây chuyền và quy trình sản xuất như giảm lượng năng lượng tiêu thụ cho sản xuất, thay thế một phần bằng nguồn năng lượng sạch như điện mặt trời;…

Công ty Trung Hiếu nhà sản xuất gạch bê tông và gạch lát sân nền vỉa hè đã hợp tác chuyển giao công nghệ geopolymer từ Betolar (Phần Lan) sản xuất gạch không nung

Cty Trung Hiếu hợp tác chuyển giao công nghệ geopolymer từ Betolar (Phần Lan) sản xuất gạch không nung

Hay mới đây,  Công ty Trung Hiếu nhà sản xuất gạch bê tông và gạch lát sân nền vỉa hè đã hợp tác chuyển giao công nghệ geopolymer từ Betolar (Phần Lan) sản xuất gạch không nung cho phép sản xuất với lượng khí thải CO2 ít hơn đến 80% đối với nguyên liệu thô và có thể tận dụng các nguồn phụ công nghiệp tại địa phương. Giải pháp này chuyển đổi khối lượng lớn phế thải công nghiệp chưa được sử dụng trước đây thành một giải pháp thay thế cho xi măng. Nhờ vào sự cải tiến được tối ưu hóa bằng trí tuệ nhân tạo, Betolar đã có thể làm giảm đáng kể lượng khí thải CO2 với mức giá cạnh tranh so với hoạt động sản xuất bê tông dựa trên xi măng thông thường, từ đó thúc đẩy quy trình sản xuất hiện hữu…

Xu hu7o1ng gạch không nung sẽ thay thế gach sản xuất truyền thống

Xu hướng gạch không nung sẽ thay thế gach sản xuất truyền thống

Thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh, tăng trưởng xanh bền vững, Việt Nam cũng đang đón nhận dòng vốn FDI thế hệ mới. Điển hình, dự án nhà máy trung hòa carbon LEGO tại Bình Dương với tổng đầu tư trên 1 tỷ USD xây dựng vận hành trung hòa carbon và cũng là nhà máy vận hành trung hòa carbon đầu tiên của Tập đoàn LEGO trên toàn cầu. Dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào tháng 7/2024. Đây sẽ là bước ngoặc quan trọng cho thấy việc nâng tầm trong các tiêu chí lựa chọn dự án FDI, nhằm phục vụ cho cam kết mạnh mẽ của Chính phủ.

Christiana Figueres, cựu thư ký điều hành Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu chia sẻ:  Quá trình khử cacbon ở châu Á có thể khó khăn hơn so với các khu vực khác trên thế giới, nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội hơn. Châu Á là trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu và đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của thế giới. Các công ty và tập đoàn châu Á có bề dày thành tích trong việc khai thác các cơ hội kinh doanh mới và đang đầu tư đáng kể vào các cơ hội kinh doanh ít carbon hoặc bằng không, chẳng hạn như năng lượng tái tạo theo chuỗi giá trị, xe điện và pin - và ngày càng đi đầu trong lĩnh vực đổi mới.