Theo đánh giá của các công ty chứng khoán, dược phẩm được xem là nhóm ngành "phòng thủ", ít chịu tác động chung của thị trường. Bản thân ngành dược cũng mang nhiều yếu tố đặc thù, với những tiêu chuẩn khắt khe về mặt công nghệ, rào cản gia nhập ngành cao.

làn sóng M&A ngành dược vẫn luôn âm thầm diễn ra.

làn sóng M&A ngành dược vẫn luôn âm thầm diễn ra.

Tuy nhiên, khoảng 5 năm gần đây, lĩnh vực ít được nhà đầu tư chú ý này lại âm thầm diễn ra những thương vụ thâu tóm lớn. Đơn cử, Domesco, Dược Hậu Giang, Dược Hà Tây... đều là những cái tên được săn đón trong suốt thời gian qua.

Ngành dược “bùng cháy”

Mới đây nhất, khi STADA Service Holding B.V, công ty con của hãng dược STADA Arzneimittel AG (Đức) và những người liên quan đã sở hữu xấp xỉ 80% vốn tại Công ty cổ phần Pymepharco.

STADA Service Holding B.V cũng mong muốn nâng tỷ lệ sở hữu lên 100% mà không cần chào mua công khai. Về phía Pymepharco cũng đã chuẩn bị cho việc thâu tóm toàn bộ, khi từ cuối năm 2018 đã nới room khối ngoại từ 49% lên tối đa.

Trước đó, năm 2016, Taisho Pharmaceutical, hãng dược có trụ sở tại Tokyo (Nhật Bản) đã trở thành cổ đông lớn của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang với sở hữu 24,5%.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho phép nới room ngoại lên 100% đã mở ra cơ hội để đối tác nước ngoài không ngừng tăng tỷ lệ sở hữu.

Đến năm 2019, Taisho chính thức chi phối công ty dược phẩm lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với trên 51% vốn.

Sau đó 1 năm, tập đoàn dược phẩm CFR International SPA chuyển nhượng toàn bộ 51,69% vốn tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco sau 6 năm nắm giữ cho Abbott Laboratories (Chile) Holdco SPA.

Giá trị chuyển nhượng khi đó ước tính khoảng 2.300 tỷ đồng. Thực chất giao dịch này là giữa các công ty thành viên bởi từ năm 2014, Abbott đã nắm quyền sở hữu CFR International SPA thông qua một thương vụ mua bán sáp nhập.

Đến giữa tháng 9 vừa qua, Công ty cổ phần Dược Hà Tây cũng thông qua phương án phát hành thêm 5,28 triệu cổ phiếu, tương ứng 20% vốn cho ASKA Pharmaceutical Co., Ltd.

Theo kế hoạch ban đầu, đối tác sẽ trả 70.000 đồng cho mỗi cổ phiếu, tương ứng số tiền đầu tư khoảng 370 tỷ đồng và sau đó mua thêm 4,9% vốn từ cổ đông hiện hữu.

STADA Service Holding B.V và những người liên quan cách đây một tháng được đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Pymepharco (PME) cho phép nâng tỷ lệ sở hữu lên tối đa 100% mà không cần chào mua công khai.

Cách đây không lâu, cổ đông này mua 4,5 triệu cổ phiếu, tương ứng 380 tỷ đồng để tăng tỷ lệ sở hữu lên xấp xỉ 76%. Măc dù sau thương vụ không thấy thay đổi nhiều nhưng thực tế, đối tác ngoại đang tham gia sâu hơn trong làn sóng thâu tóm này.

Chiến lược “khôn ngoan”

Theo đánh giá của các chuyên gia, phương án các doanh nghiệp ngoại đầu tư vào doanh nghiệp nội địa giúp họ nâng cao tiêu chuẩn sản xuất là cách khôn ngoan để các hãng dược ngoại mở rộng thị phần tại Việt Nam, thay vì xây dựng nhà máy và tiếp cận khách hàng từ bước đầu.

phương án các doanh nghiệp ngoại đầu tư vào doanh nghiệp nội địa giúp họ nâng cao tiêu chuẩn sản xuất là cách khôn ngoan để các hãng dược ngoại mở rộng thị phần tại Việt Nam.

Phương án các doanh nghiệp ngoại đầu tư vào doanh nghiệp dược nội địa là cách khôn ngoan để các hãng dược ngoại mở rộng thị phần tại Việt Nam.

Theo bà Lý Thị Hiền, Trưởng phòng Phân tích Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam, dược phẩm là một lĩnh vực đặc thù, mất rất nhiều thời gian để xây dựng tên tuổi và chiếm lĩnh thị phần.

Trong khi đó, phần đông doanh nghiệp dược phẩm nội địa chỉ sản xuất thuốc ở dạng generic vì trình độ bào chế còn hạn chế và không giàu tiềm lực để đầu tư chi phí lớn cho nghiên cứu và phát triển các loại thuốc mới.

“Do đó, việc tận dụng lợi thế sẵn có của doanh nghiệp để kết hợp với thành tựu khoa học, công thức thuốc độc quyền của các công ty lớn trên thế giới là xu hướng tất yếu của ngành dược Việt Nam", bà Hiền cho biết.

Trên thực tế, làn sóng M&A ngành dược vẫn luôn âm thầm diễn ra, đặc biệt Nghị định 60/2015/NĐ-CP có hiệu lực đã tạo động lực làm con sóng trở nên mãnh liệt vào giai đoạn 2016- 2017, khi nghị định quy định về các doanh nghiệp đại chúng có thể nới room ngoại lên 100% thay vì con số 49% như trước đó. 

Vào thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài cũng bị hạn chế trong phân phối thuốc. Theo cam kết WTO, các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam được phép nhập khẩu nhưng không được phép trực tiếp phân phối thuốc tại Việt Nam.

Do đó, họ thường thông qua công ty Việt Nam có chức năng phân phối để bán sản phẩm vào thị trường. Ngày càng có nhiều công ty dược nước ngoài hợp tác và mua lại các nhà sản xuất Việt Nam để tận dụng chi phí sản xuất rẻ hoặc hệ thống phân phối.