>>> Chiến thắng "tử thần" (Kỳ 3): Vũ trụ Marvel tự cứu mình ra sao?

Với tổng vốn đầu tư hơn 9,7 tỷ USD, Mỹ đứng thứ 11/97 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư. Tính đến 20/10, các doanh nghiệp FDI Mỹ đầu tư 1.134 dự án vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đạt hơn 9,7 tỷ USD. Một số thương vụ đáng chú ý như: Tập đoàn Intel (Mỹ) bổ sung vốn đầu tư thêm 475 triệu USD vào Intel Products Việt Nam, nhà máy lắp ráp và kiểm định có quy mô phòng sạch lớn nhất trong hệ thống Intel toàn cầu. Khoản đầu tư này nâng tổng vốn đầu tư của Intel tại Việt Nam lên hơn 1,5 tỷ USD.

Trong hai năm qua, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19. Đặc biệt, làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 đã tác động lớn đến hoạt động của các trung tâm công nghiệp lớn như TP HCM, Bắc Giang, Bắc Ninh, Đồng Nai, Bình Dương... Các doanh nghiệp bị đứt gãy chuỗi cung ứng, đảo lộn sản xuất kinh doanh, có doanh nghiệp phải dừng một phần, thậm chí toàn bộ hoạt động.

Trông một khảo sát mới nhất về cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam vừa được Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) công bố 99% doanh nghiệp Hoa Kỳ lạc quan ở các mức độ khác nhau về khoản đầu tư của mình tại thị trường Việt Nam. Chỉ có 1% muốn rút hoặc đóng cửa kinh doanh trong tầm nhìn trung và dài hạn.

Bà Mary Tarnowka - giám đốc điều hành Amcham Việt Nam - cho biết khảo sát cho thấy bức tranh hồi phục hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam khá lạc quan. Khoảng 18% doanh nghiệp đã hồi phục hoạt động sản xuất trở lại bình thường hoặc tăng công suất, 45% hồi phục được 80%, 22% doanh nghiệp hoạt động được trên 60% công suất...

Bà Mary Tarnowka - giám đốc điều hành Amcham Việt Nam

Bà Mary Tarnowka - giám đốc điều hành Amcham Việt Nam

Khảo sát cũng đưa ra câu hỏi, nếu doanh nghiệp chưa hoạt động bình thường thì khi nào là thời điểm hồi phục hoàn toàn? Câu trả lời khá lạc quan khi 25% cho biết cuối năm nay và 37% cho biết thời điểm quý 1-2022, 29% các doanh nghiệp kỳ vọng phục hồi hoàn toàn vào quý 2-2022.

Chia sẻ tầm nhìn trung hạn và dài hạn của doanh nghiệp Hoa Kỳ ở Việt Nam, 29% doanh nghiệp vẫn xem Việt Nam là đích đến cho các khoản đầu tư, 56% doanh nghiệp lạc quan và rất lạc quan về môi trường đầu tư ở Việt Nam trong tương lai. Chỉ khoảng 1% doanh nghiệp nói có cái nhìn bi quan cho các khoản đầu tư ở đây và rút khỏi hay đóng cửa.

Các doanh nghiệp cũng chỉ ra những rủi ro cơ bản đang hạn chế hoạt động kinh doanh của họ tại thị trường Việt Nam. 66% phản hồi rằng đó là hạn chế đi lại quốc tế vào Việt Nam. Khoảng 56% lo ngại sự đứt gãy về chuỗi cung ứng tại Việt Nam, cùng một số vấn đề khác như sự hạn chế đi lại trong nước, các chính sách liên quan đến F0 hay F1, việc thiếu hụt lao động...

57% doanh nghiệp cho biết tình trạng thiếu hụt lao động sau dịch vẫn còn diễn ra mà nguyên nhân chủ yếu là người lao động đã về quê và không có ý định quay trở lại thành phố, trẻ em chưa thể đến trường buộc phụ huynh phải ở nhà làm việc, hướng dẫn con học online. Các doanh nghiệp cũng lo ngại về thủ tục đưa chuyên gia, lao động nước ngoài vào Việt Nam.

Đáng chú ý, một tỉ lệ khá cao (79%) cảm thấy cách thực thi chống dịch trong điều kiện mới của các tỉnh không nhất quán. Nhiều nơi vẫn áp dụng chính sách cách ly F1 tại nhà kể cả khi họ đã tiêm vắc xin, xét nghiệm âm tính.

"Các chính sách thiếu nhất quán là mối quan ngại lớn nhất của doanh nghiệp khi quay trở lại mở cửa hoạt động sản xuất cùng hồi phục kinh tế", bà Maria Tarnowkova nói.

Do đó, theo khuyến nghị của các doanh nghiệp Hoa Kỳ, vấn đề tiên quyết nhất là tiếp cận vắc xin cho người lao động, cùng một chính sách nhất quán, triển khai trên toàn quốc để sống chung an toàn với COVID-19.