>>Kiện toàn Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Việt Nam đang nỗ lực thực thi các nội dung đã cam kết về Hiệp định thương mại tự do (gồm cam kết về cải cách hành chính và minh bạch hóa thủ tục hành chính) nhằm tạo động lực thu hút, thúc đẩy tăng trưởng thương mại, đầu tư và nâng cao chất lượng hội nhập quốc tế. Cụ thể, trong 10 tháng năm 2021, đã bãi bỏ 3 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; cắt giảm, đơn giản hóa 59/172 điều kiện đầu tư kinh doanh đối với 9 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đạt tỉ lệ 34,3%; cắt giảm, đơn giản hóa 9 thủ tục hành chính; cắt giảm yêu cầu, điều kiện đối với một số đối tượng khi thực hiện hoạt động xây dựng trong 3 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; tích hợp, thay thế 5 Nghị định và 7 Thông tư vào 2 Nghị định.

Một số Nghị định mới dù có sửa đổi bổ sung, nhưngp/còn rườm rà và gây lãng phí công sức, thời gian của doanh nghiệp.

Một số Nghị định mới dù có sửa đổi bổ sung, nhưng còn rườm rà và gây lãng phí công sức, thời gian của doanh nghiệp.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều thủ tục hành chính trong các Nghị định còn rườm rà, bất cập gây khó khăn cho doanh nghiệp. Như Nghị định số 18/2021/NĐ- CP ngày 11 tháng 3 năm 2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 134/2016/NĐ -CP của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Theo kiến nghị của doanh nghiệp kinh doanh May mặc Việt Nam, dù Nghị định số 18/2021/NĐ -CP đã sửa đổi bổ sung, nhưng còn rườm rà và gây lãng phí công sức, thời gian của doanh nghiệp.

Cụ thể; theo “Điều 12 Nghị định số 18/2021/NĐ- CP viện dẫn: Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, bao gồm: Nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu), linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa.

Mặc dù được quy định miễn thuế, song doanh nghiệp phải vẫn phải đóng tiền thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, tiếp đó là thủ tục chứng minh các loại văn bản, giấy tờ về lô hàng, sau đó mới được hoàn tiền thuế nhập khẩu cho mặt hàng đã đóng trước đó.

Điều này đã gây lãng phí công sức của doanh nghiệp khi xu hướng đẩy mạnh áp dụng công nghệ số, chuyển đổi số vào kinh doanh sản xuất thì thực tế ngành xuất khẩu vẫn phải qua rất nhiều khâu đoạn về công văn thủ tục.

Trước những bất cập trên, vừa qua Hiệp hội doanh nghiệp Dệt may Việt Nam (VITAS) đã gửi kiến nghị số 75/2021/ VITAS- CSTM lên Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành về Tháo gỡ chính sách thuế và hải quan, nhằm đề xuất phương án tháo gỡ cho những khó khăn này.

Năm 2022 doanh nghiệp kỳ vọng có bước đột phá trong công tác cải cách thủ tục hành chính

Năm 2022 doanh nghiệp kỳ vọng có bước đột phá trong công tác cải cách thủ tục hành chính

Theo đó các doanh nghiệp cho biết, doanh nghiệp nội địa xuất khẩu tại chỗ sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu (SXXK) phải nộp thuế xuất khẩu cho sản phẩm xuất ra. Đồng thời doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm tại chỗ cũng phải nhập thuế nhập khẩu cho sản phẩm nhập khẩu tại chỗ. Như vậy một đối tượng hàng hóa cả 2 doanh nghiệp đều phải nộp thuế.

Thực tế hàng nhập khẩu tại chỗ sử dụng để sản xuất xuất khẩu sau cùng cũng xuất ra nước ngoài không tiêu thụ ra thị trường việt Nam thì theo quy định tại Luật Thuế xuất nhập khẩu phải được miễn thuế.

>>Đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030

Đại diện VITAS cho biết, vấn đề nộp thuế ngay sau đó được hoàn lại khi chứng minh là thực sự xuất khẩu gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp, vì phải huy động số tiền lớn để đóng thuế và mất nhiều thười gian để hoàn thành các thủ tục nộp và hoàn thuế sau đó. Bất cập này sẽ làm tăng thủ tục hành chính cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý để theo dõi chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế, hoàn thuế.

Bên cạnh đó, thủ tục sẽ không khuyến khích khách hàng sản xuất xuất khẩu gây bất bình đẳng giữa hàng gia công xuất khẩu và hàng sản xuất xuất khẩu. Hàng nhập khẩu tại chỗ để gia công xuất khẩu được miễn thuế mà hàng nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu lại không được miễn thuế.

Để tháo gỡ những bất cập trên các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam kiến nghị, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, mang ngoại tệ về cho đất nước, doanh nghiệp dệt may rất cần Chính phủ hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

“Sang năm 2022 chúng tôi tiếp tục kiến nghị bãi bỏ việc thu thuế đối với hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và giữ nguyên chính sách thuế xuất nhập khẩu như quy định tại Nghị định 134/2016”- Đại diện các doanh nghiệp thời trang may mặc cho biết.

Không chỉ có lĩnh vực xuất nhập khẩu, đánh giá về công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, thì trong 10 nhóm thủ tục, xây dựng giải phóng mặt bằng và các thủ tục về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị. Tỉ lệ doanh nghiệp gặp trở ngại với các nhóm thủ tục này vần còn nhiều bất cập, nan giải chưa có hướng xử lý.

Gần đây nhất, Bộ Xây dựng đã tham mưu, trình và được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1936/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng trong năm 2021 và năm 2022.

Tuy nhiên theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, dù đã đạt được những kết quả nhất định trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện Chỉ số cấp phép xây dựng và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhưng dư địa cải cách vẫn còn rất lớn.

Bộ Xây dựng mong muốn nhận được đánh giá khách quan, thẳng thắn và trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp về môi trường đầu tư kinh doanh ngành xây dựng. Đồng thời nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng làm cơ sở để Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục đề xuất những giải pháp cải cách phù hợp, hiệu quả và khả thi hơn trong thời gian tới.