>>Quy hoạch “đẩy” vận tải xe buýt vào “ngõ cụt”?

TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chia sẻ về dịch vụ xe buýt vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và "thượng đế buồn, thượng đế bỏ đi".

TS. Nguyễn Sĩ Dũng - Ảnh: VGP/Quang Thương

TS. Nguyễn Sĩ Dũng. Ảnh: VGP/Quang Thương

“Do đó, sẽ cần có một nghiên cứu để giải thích được tại sao lại như vậy. Nhưng chắc chắn chúng ta phải lựa chọn những doanh nghiệp không cần trợ giá. Lựa chọn đầu tiên phải là cái đó”, TS. Nguyễn Sĩ Dũng nói.

Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng cũng không nên cực đoan để nói không trợ giá cho giao thông công cộng, bởi đây là dịch vụ công thiếu yếu của xã hội và rất nhiều người cần được hỗ trợ.

Quan trọng là cách thức trợ giá như thế nào để không phải lấy tiền trợ giá mà khuyến khích cung cấp dịch vụ tốt hơn. Như vậy, phải rất thông minh trong việc cung cấp trợ giá.

Còn trợ giá đầu vào không khéo lại khuyến khích tiết kiệm cho trợ giá, mà tiết kiệm cho trợ giá thì chỉ tiết kiệm cho dịch vụ cung cấp cho người dân. Cung cấp trợ giá như thế nào để khuyến khích dịch vụ phục vụ người dân tốt hơn để được trợ giá nhiều hơn thì đó mới là hướng trợ giá.

Bình luận về việc trợ giá cho xe buýt, ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, người dân bây giờ coi trọng văn minh, còn giá chỉ là thứ yếu.

Chúng ta đừng nghĩ giá 6.000-7.000 đồng đã là rẻ và 15.000 chưa chắc là đã đắt. Người dân coi trọng sự thuận lợi, sự an toàn, chất lượng phục vụ văn minh. Phương Trang đi đúng hướng vì họ chưa vội vàng tính toán lời lãi thời điểm này. Hành khách đi đông chính là lãi, càng nhiều khách càng có lãi. Xác định được như vậu thì đầu tiên doanh nghiệp phải đầu tư trước, nhưng hiện có rất ít doanh nghiệp làm được như vậy.

Chia sẻ thông tin về các doanh nghiệp khác đang tham gia thị trường xe buýt này, ông Nguyễn Văn Thanh cho biết, doanh nghiệp tham gia xe buýt thống lĩnh thị trường ở khu vực Hà Nội hiện nay là Tổng Công ty vận tải Hà Nội. Đây là "con cưng" của Hà Nội, được nhiều ưu đãi của Thành phố, thậm chí rất nhiều ưu đãi của Hà Nội. Trong khi, TP. HCM thì khác, chưa chắc đã ưu tiên, thậm chí Phương Trang còn bị cô lập.

Một số tỉnh khác, như Bắc Giang, Thái Nguyên, Đắk Lắk. Riêng Đắk Lắk là một tỉnh đặc biệt ở miền núi lại có sáng kiến xe buýt nội tỉnh. Thời điểm đầu chỉ có xe buýt trong nội đô  nhưng mở rộng khái niệm ra nội tỉnh.

Lúc đó còn nhiều bàn cãi, về sau chúng tôi phải điều tra, khảo sát, trình Bộ GTVT chấp nhận cho làm thử. Và thực tế, họ không có bù giá, trợ giá nhưng lại làm rất “ngon lành”.

>>Vực dậy vận tải xe buýt

>>"Loay hoay" giải pháp "đóng - mở” trong quản lý xe buýt

>>Vì sao xe buýt khiến "thượng đế" phải bỏ đi?

Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam - Ảnh: VGP/Quang Thương

Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam. Ảnh: VGP/Quang Thương

Ông Thanh nêu ví dụ thực tiễn một chi tiết. Đó là, một người bạn rất thân với của ông Thanh làm Giám đốc Sở GTVT tỉnh nọ khi vận động các doang nghiệp vận tải trong tỉnh mở xe buýt thì đã có một số doanh nghiệp đòi trợ giá.

Vị Giám đốc Sở GTVT đến gặp một doanh nghiệp thân và quý trọng, và đã nói rất thân tình với người giám đốc trẻ: "Tôi khuyên cậu không cần trợ giá, cứ công khai giá cả, thậm chó có thể đề nghị cho doanh nghiệp làm giá cước. Vì theo lời khuyên của Giám đốc Sở GTVT, lấy trợ giá sẽ gặp rất nhiều bất cập mà chưa chắc đã được nhận trợ giá”.

Nói như vậy để làm gì? Theo ông Thanh, các doanh nghiệp rất quan tâm đến cơ chế chính chính sách. Điều hành chính sách tại một số địa phương có khác nhau, bộ máy công quyền ở mỗi địa phương có khác nhau.

Điều này dẫn đến việc có địa phương phát triển tốt nhưng có địa phương gặp trục trặc, có địa phương dựa hoàn toàn vào một doanh nghiệp làm chủ lực để thực hiện, để ổn định, ở thành phố khác thì thả lỏng để tạo có sự cạnh tranh.

Tuy nhiên, ông Thanh nhấn mạnh, đối với xe buýt công cộng tại các đô thị lớn, dứt khoát phải có trợ giá của nhà nước, đặc biệt trong tình hình hiện nay. Không cần trợ giá thì chắc chắn sẽ “tê liệt”. Nhưng vấn đề phải đổi mới cơ chế trợ giá để làm sao xóa bỏ được cơ chế xin-cho. Vì cứ xin-cho là có chuyện, phải hết sức công khai minh bạch.

Doanh nghiệp nào đáp ứng được các yêu cầu thì thực hiện và phải có chế tài đủ mạnh để đã nhận mà không thực hiện được thì xử phạt, thậm chí cho phá sản. Vì coi như đấy là lừa dối Nhà nước, lừa dối người dân. Không phải cứ nhận bừa rồi chất lượng phương tiện kém, chất lượng phục vụ kém.