Cổ phiếu ABB cán mốc 24.400 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 1/6/2021

Cổ phiếu ABB cán mốc 24.400 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 1/6/2021

Từ khi đại dịch COVID-19 trở lại, thị trường chứng khoán vẫn hết sức sôi động với các nhóm cổ phiếu ngân hàng lớn, nhỏ là tâm điểm. Ngoài các cổ phiếu ngân hàng lớn trên sàn chứng khoán đã tăng rất mạnh với vốn hóa tăng gấp lần, thì nhóm cổ phiếu ngân hàng nhỏ cũng được các nhà đầu tư săn mua. ABB là ví dụ. Dù trước đó, kể từ khi niêm yết trên sàn UpCOM vào tháng 12/2020 với giá trị sổ sách 13.400 đồng/cổ phiếu, trong suốt thời gian dài cổ phiếu này ít nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư.

Tuy nhiên tính đến tháng 5/2021, cổ phiếu ABB tăng vọt lên 24.400 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 1/6/2021 với thanh khoản 11 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, tăng cả về giá và khối lượng. Trước đó, cổ phiếu này cũng liên tiếp thể hiện sức hút với phiên ngày 31/5 có 12 triệu cổ phiếu khớp lệnh; Phiên ngày 28/5 hơn 8 triệu cổ phiếu được khớp lệnh và phiên ngày 27/5 hơn 10 triệu cổ phiếu khớp lệnh. Khối lượng khớp lệnh cao như vậy cho thấy ABB thực sự là cổ phiếu đang được dòng tiền ưu ái.

Nhiều nhà đầu tư cho rằng đây là sức hút chung của dòng cổ phiếu ngân hàng trong thời gian qua. Nhưng bên cạnh đó, nội tại ngân hàng mới là động lực chính. Ông Lê Hải Bình-Tổng Giám đốc ABB cho biết, 3 tháng đầu năm, ngân hàng đã ghi nhận lợi nhuận trước thuế 465 tỷ đồng, tương đương hơn 25% kế hoạch cả năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng 2,83% với dư nợ đạt gần 71,4 nghìn tỷ đồng. Đây cũng là quý đầu năm ngân hàng đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, trong đó dư nợ khách hàng cá nhân tăng khoảng 15,7%. Đối với mảng dịch vụ ABB cũng đạt doanh thu 82 tỷ đồng tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2020.

ĐHĐCĐ ABB mới đây cũng đã thông qua phương án

ĐHĐCĐ ABB mới đây cũng đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ 1.257 tỷ đồng

Tuy là ngân hàng nhỏ với phân khúc thị phần hẹp nhưng ABB được NHNN cấp room tăng trưởng tín dụng 6,5%. Đây là điều hiếm hoi với room tín dụng được NHNN cấp trong giai đoạn này. Do vậy, ABB có cơ sở để đề ra mục tiêu tăng trưởng cao và đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn theo chuẩn quốc tế cũng như quy định của NHNN. Đồng thời, hệ số CIR của ABB cũng được kiểm soát và ngày càng hiệu quả,

Trong thời gian tới, ABB sẽ tiếp tục ưu tiên phát triển ngân hàng bán lẻ, chú trọng đầu tư phát triển mảng dịch vụ ngân hàng số, tối ưu hóa các sản phẩm tín dụng và củng cố nguồn lực tài chính...

Tại ĐHĐCĐ mới nhất, ABBank đã chốt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.973 tỷ đồng, tăng 44% so với năm trước. Trong đó, tỷ lệ thu phí dịch vụ và bảo lãnh trên tổng thu nhập lãi thuần đạt 20%, tăng từ mức 13,1% trong năm 2020. Tổng tài sản đến thời điểm 31/12/2021 dự kiến đạt 120,2 nghìn tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Dư nợ cho vay tín dụng ước tăng 18% lên 81,7 nghìn tỷ đồng (sẽ điều chỉnh theo room tín dụng được NHNN cho phép). Quy mô huy động vốn thị trường 1 dự kiến tăng 8% lên 87,1 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.

Riêng về hệ số CAR, theo tính toán, ngân hàng cần duy trì mức vốn tự có 10.700 tỷ đồng với tỷ lệ an toàn vốn mục tiêu 9%. Đồng thời cần thêm vốn yêu cầu cho kịch bản căng thẳng là 606 tỷ đồng với tỷ lệ toàn toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN.

Tại đại hội, ABB trình cổ đông thông qua phương án nâng vốn điều lệ từ 5.713 tỷ đồng lên hơn 9.409 tỷ đồng, tương đương tăng gần 65% trong năm nay. Đợt 1, ABB dự kiến tăng vốn thêm gần 1.257 tỷ đồng (tăng 22%), thông qua việc chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và cán bộ nhân viên. Trong đó, ngân hàng dự định chào bán hơn 114 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 20%) cho cổ đông hiện hữu; chào bán hơn 11,4 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 2%) cho cán bộ nhân viên theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với giá chào bán dự kiến là 11.500 đồng/cổ phiếu.

Dòng tiền chảy vào ABB vì vậy, không chỉ theo "sóng ngân hàng" chung, còn là sự sàng lọc cổ phiếu ngân hàng kinh doanh hiệu quả.