br class=

Nhiều tuy bay thẳng từ Cảng hàng không quốc tế Cát Bi góp phần thu hút khách du lịch đến với Hải Phòng

Bên cạnh những dự án trọng điểm đã đi vào hoạt động như: Sân bay Cát Bi, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng… hiện TP.Hải Phòng đã và đang kêu gọi các nhà đầu tư triển khai hàng loạt dự án giao thông lớn.

Giao thông mở đường

Tháng 5/2018, Tập đoàn Gemadept và Tập đoàn Sao Đỏ (chủ đầu tư dự án) chính thức đưa giai đoạn 1 của dự án cảng Nam Đình Vũ vào khai thác. Nam Đình Vũ là cảng thứ 7 trong hệ thống cảng của Gemadept và là cảng nước sâu lớn nhất khu vực bán đảo Đình Vũ, Hải Phòng.

Có thể nói, trong 38 cảng đang hoạt động tại Hải Phòng, thì Nam Đình Vũ là cảng có chiều dài cầu bến và độ sâu luồng cũng như vùng quay tàu rộng, cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, đây là những yếu tố thuận lợi để cảng có đủ điều kiện tiếp nhận các tàu có trọng tải nên đến 40.000 tấn.

Với nguồn kinh phí 1.700 tỷ đồng được đầu tư trong giai đoạn I, liên doanh nhà thầu đã xây dựng 1 cầu tầu dài 450 m, đồng thời lắp đặt các trang thiết bị bốc xếp, như: hệ thống cẩu dàn 6RTG và 4QC có tầm với 15 hàng container thuộc loại lớn nhất khu vực cùng phần mềm Catos hiện đại giúp quản lý và điều hành khai thác cảng theo thời gian thực, xe cẩu, xe nâng chuyên dụng cùng hệ thống kho bãi rộng, đồng bộ… Với qui mô hiện tại, cảng Nam Đình Vũ có khả năng tiếp nhận được 500.000 Teus/năm. Đón chuyến hàng đầu tiên vào tháng 2 – 2018, sau 5 tháng đi vào hoạt động, cảng này đã đón hơn 35 chuyến tàu vào làm hàng, năng suất làm hàng thuộc hàng cao nhất khu vực: đạt 50 moves/giờ.

Cùng với việc khai thác giao thông cảng biển, Sở GTVT TP. Hải Phòng cũng phối hợp với UBND thành phố, các chủ đầu tư triển khai thi công và đưa một số công trình trọng điểm vào khai thác như: Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi, đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện; đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; tuyến đường bao đông nam khu công nghiệp Đình Vũ. Đồng thời, mở rộng cải tạo tuyến đường trục qua khu công nghiệp Đình Vũ, tuyến đường 356; cải tạo, nâng cấp quốc lộ 10 đoạn cầu Quán Toan – cầu Nghìn; cải tạo nâng cấp quốc lộ 5.

Nhìn nhận một cách khách quan, việc khánh thành và đưa vào sử dụng đồng loạt các dự án giao thông trọng điểm cũng như đầu tư nâng cấp các tuyến đường huyết mạch của thành phố đã mở cho Hải Phòng vươn lên một tầm cao mới.

Quy hoạch đi trước

Ông Nguyễn Đức Thọ - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP. Hải Phòng cho biết: “Để phát triển kinh tế xã hội, khai thác tiềm năng lợi thế thành phố về vị trí, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ với đầy đủ 5 loại hình giao thông gồm đường bộ, hàng không, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải; thành phố đã phối hợp với Trung ương, Bộ Giao thông vận tải lập các quy hoạch liên quan đến xây dựng thành phố, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông để làm cơ sở xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

p/Dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn qua TP.Hải Phòng góp phần kết nối các vùng miền, đẩy mạnh hoạt động giao thương, thu hút khách du lịch (ảnh minh họa)

Dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn qua TP.Hải Phòng góp phần kết nối các vùng miền, đẩy mạnh hoạt động giao thương, thu hút khách du lịch (ảnh minh họa)

Cùng với dự án phát triển giao thông đã được đưa vào khai thác, trên địa bàn thành phố hiện đang triển khai một loạt các dự án giao thông trọng điểm, tạo sự kết nối một cách toàn diện giữa thành phố với các địa phương như: đường nối thành phố Hạ Long – cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, dự án cầu Hoàng Văn Thụ đi qua sông Cấm sang khu hành chính chính trị thành phố dự kiến khai thác trong năm 2018; nút giao cuối tuyến Tân Vũ – Lạch Huyện dự kiến khai thác trong năm 2019; dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn qua thành phố Hải Phòng đầu tư theo hình thức BOT dự kiến hoàn thành năm 2020; tuyến đường trục đô thị từ Bắc Sơn – Nam Hải thuộc dự án phát triển giao thông đô thị dư kiến hoàn thành trong năm 2019”.

Cũng theo ông Thọ, TP.Hải Phòng đang triển khai các thủ tục để sớm khởi công một số công trình như Nút giao thông Nam cầu Bính, quốc lộ 37 đoạn qua thành phố Hải Phòng, cầu Nguyễn Trãi, cải tạo quốc lộ 17B. Những công trình này sẽ cơ bản đáp ứng được yêu cầu kết nối, lưu thông hàng hóa khu vực phía Bắc, thúc đẩy đầu tư thành chuỗi liên kết bền vững, rút ngắn thời gian, lộ trình đến Hải Phòng.

Với việc vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách, những năm qua, ngoài những dự án giao thông lớn đang được triển khai trên địa bàn thì giao thông nội đô cũng được thành phố tập trung đầu tư, cải tạo. Các công trình hạ tầng đô thị được đầu tư đã góp phần mở rộng không gian đô thị, phát triển KT-XH, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị, phục vụ nhu cầu của người dân.