>> Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi): Cần tăng trách nhiệm khi xảy ra rủi ro về môi trường

Theo đó, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV vừa qua, Quốc hội đã thảo luận về Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi). Sau khi tiếp thu các ý kiến tại kỳ họp và các hội thảo được tổ chức gần đây, cho đến thời điểm hiện nay, Luật Dầu khí (sửa đổi) đang được các cơ quan của Quốc hội thẩm định và sẽ được báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10 tới đây.

Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) được cho còn nhiều nội dung cần được nghiên cứu, sửa đổi để thúc đẩy ngành phát triển - Ảnh minh họa

Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) được cho còn nhiều nội dung cần được nghiên cứu, sửa đổi để thúc đẩy ngành phát triển - Ảnh minh họa

Và tại Tọa đàm “Sửa đổi Luật Dầu khí nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp dầu khí”, nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay còn 7 nội dung nữa trong dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) cần tiếp tục được nghiên cứu, sửa đổi bao gồm: Hoạt động điều tra cơ bản về dầu khí; ngôn ngữ của hợp đồng dầu khí; mua sắm hàng hóa, dịch vụ phục vụ hoạt động dầu khí; thực hiện quyền tham gia và quyền ưu tiên lại quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí; quy định về các báo cáo ODP, EDP, FDP; quy định về ưu đãi trong hoạt động dầu khí; quy định về công tác kế toán, kiểm toán, quyết toán.

Cụ thể, theo quy định tại Dự thảo, tài liệu, mẫu vật và báo cáo kết quả điều tra cơ bản chỉ được giao nộp về Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, theo các chuyên gia, đây là một trong những quy định còn bất cập, bởi PVN là đơn vị tìm kiếm, thăm dò để tiến tới khai thác dầu khí phục vụ phát triển kinh tế đất nước; nếu nộp dữ liệu điều tra cơ bản về hai bộ nêu trên có nghĩa PVN không được quản lý các tài liệu, mẫu vật và kết quả điều tra cơ bản sẽ gây khó cho việc sử dụng kết quả điều tra này và không thuận lợi để phục vụ công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư, nghiên cứu đánh giá chuyên sâu,…

Bên cạnh bất cập đã nêu, theo ông Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, Dự thảo đến nay quy định ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng dầu khí và các tài liệu kèm theo hợp đồng là tiếng Việt, như vậy, là không phù hợp với đặc điểm của lĩnh vực hoạt động dầu khí mang tính quốc tế cao.

Vị chuyên gia này đề nghị, bổ sung quy định ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng dầu khí là tiếng Việt và một thứ tiếng nước ngoài thông dụng. Bởi việc sử dụng tiếng nước ngoài (thường là tiếng Anh) ngay từ thời điểm ký kết hợp đồng sẽ thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện hợp đồng, đặc biệt có sự chuyển nhượng quyền lợi tham gia trong quá trình thực hiện hợp đồng.

>> Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi): Cần xem xét bổ sung chính sách ưu đãi đầu tư

nhiều ý kiến cũng cho rằng, để tiết kiệm tài nguyên, dự án luật cần phải khuyến khích tận thu mỏ - Ảnh minh họa

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, để tiết kiệm tài nguyên, dự án luật cần phải khuyến khích tận thu mỏ - Ảnh minh họa

Còn theo TS Phan Đức Hiếu - Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Luật Dầu khí (sửa đổi), hoạt động dầu khí là hoạt động đầu tư lớn, có nhiều rủi ro, có tính quốc tế (nên phải quan tâm đến thông lệ quốc tế) và có tính đặc thù (có những vật tư chỉ có một nguồn cung cấp nên không đầu thầu được).

“Do đó, khi xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) phải quan tâm đến các đặc điểm này. Luật Dầu khí (sửa đổi) chỉ điều chỉnh các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí (hoạt động thượng nguồn dầu khí), còn các hoạt động trung nguồn và hạ nguồn của ngành dầu khí (lọc hóa dầu, sản xuất phân bón, sản xuất điện…) thì điều chỉnh bằng các luật khác. Mục tiêu cao nhất của dự án luật là nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của ngành dầu khí”, ông Hiếu bày tỏ.

Tại Tọa đàm, TS Phan Đức Hiếu bày tỏ sự quan tâm đến việc đồng bộ Luật Dầu khí (sửa đổi) với các quy định của luật khác. Vị chuyên gia này lấy ví dụ, để xây dựng một đường ống dẫn khí thì sẽ phải theo nhiều luật khác như Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng… Do đó các quy định trong dự án luật nên theo hướng cho phép thực hiện các dự án thăm dò, khai thác dầu khí theo chuỗi, với một quy trình chi tiết, để tránh một việc phải trình nhiều cơ quan, bộ ngành, tránh xung đột về pháp lý.

Bên cạnh những vấn đề đã nêu, nhiều ý kiến cũng cho rằng, để tiết kiệm tài nguyên, dự án luật cần phải khuyến khích tận thu mỏ, trong đó, khi nhà đầu tư nước ngoài rút đi, nếu việc khai thác tận thu làm lợi được thêm bao nhiêu cũng làm, chứ không nên yêu cầu cứng nhắc là phải có lợi ích tăng thêm khoảng 10% tổng giá trị dự án cũ thì mới làm. Đặc biệt, cơ chế này cần một cơ chế tài chính riêng để thu hút các nhà đầu tư làm tiếp.