>> CHUNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP QUỐC GIA: Bh.nông và tâm huyết bỏ phố về rừng, mang hương rừng ra phố

Thuyết trình dự án khởi nghiệp Marie’s - Nhà là xưởng, CEO Hồ Sương Lan cho biết, với thông điệp của dự án là cùng Marie’s hỗ trợ phụ nữ nông thôn giữ nghề truyền thống, thì Marie’s sản xuất và thương mại các sản phẩm chủ đạo, dựa trên sản phẩm của địa phương là cây cỏ bàng thuộc vùng trũng Phò Trạch của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thuyết trình dự án khởi nghiệp Marie’s - Nhà là xưởng, CEO Hồ Sương Lan cho biết, với thông điệp của dự án là cùng Marie’s hỗ trợ phụ nữ nông thôn giữ nghề truyền thống

Thuyết trình dự án khởi nghiệp Marie’s - Nhà là xưởng, CEO Hồ Sương Lan cho biết, với thông điệp của dự án là cùng Marie’s hỗ trợ phụ nữ nông thôn giữ nghề truyền thống

Để nói lên được thông điệp của dự án, thì Marie’s có vùng nguyên liệu là những ruộng cỏ bàng đang được trồng ở làng Phò Trạch có diện tích 10ha. Hằng năm, người dân vẫn thu hoạch và sản xuất ra những chiếc túi, đệm rất đơn sơ, mộc mạc và khó tìm kiếm được một thị trường tiềm năng trong nước cũng như quốc tế. Trong khi đó, công nghệ làm rất vất vả và đặt ra những thách thức lớn, mà trong quá trình làm dự án đã có những giải pháp tạo ra các yếu tố sáng tạo, nâng tầm sản phẩm, để trở thành thương hiệu có tính thương mại và cạnh tranh, tìm được phân khúc khách hàng phù hợp.

Sản phẩm chủ yếu của Marie’s là những chiếc nón, mũ, túi, ví, là sản phẩm thời trang cao cấp mà Marie’s lựa chọn để đưa ra thị trường và được kiểm định hơn 18 tháng qua, cho ra những thành quả nhất định về doanh thu cũng như lợi nhuận.

Với những yếu tố đó, sau quá trình dài trải nghiệm sản phẩm, thông điệp mà Marie’s muốn nhấn mạnh qua dự án là: “không chỉ góp phần làm giảm nghèo, mà tạo thu nhập ổn định cho người phụ nữ ở nông thôn, nâng cao thu nhập của họ để họ có thể yêu nghề, giữ nghề, nâng cao tiếng nói trong gia đình, đồng thời cân bằng hệ sinh thái và duy trì nghề truyền thống tốt đẹp”.

Bên cạnh đó, Marie’s cũng đã thêm vào rất nhiều yếu tố sáng tạo của mình vào các dòng sản phẩm, thể hiện ở yếu tố thời trang hóa sản phẩm, ở các họa tiết mà Marie’s đã đưa vào. Cùng với đó là kết hợp nhiều ngành nghề truyền thống khác, như chằm nón, nghề vẽ, nghề may, nghề thêu tay,... Đặc biệt các sản phẩm của Marie’s chưa có kết hợp máy móc, công nghệ nhiều, mà hoàn toàn là sản phẩm thủ công, có thể cạnh tranh được với những sản phẩm thời trang cao cấp khác.

Một khách hàng của Marie’s chia sẻ rằng, trước kia vị khách hàng thường xuyên dùng sản phẩm của LV, nhưng đến nay đã thường xuyên dùng hàng của Marie’s hơn, đó là động lực để giúp cho dự án của Marie’s phát triển”, CEO Hồ Sương Lan chia sẻ.

Sau 18 tháng hoạt động, Marie’s đã có doanh thu từ tháng 1 đến tháng 11/2021 hơn 2,5 tỷ đồng, với lượng tiêu thụ ra thị trường hơn 10.000 sản phẩm, Marie’s đã thành lập công ty và có showroom tại khu phố sầm uất của thành phố Huế. Công ty hiện có gần 30 nhân sự và tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 20 nghệ nhân tại làng nghề.

Để cải tiến và nâng cao thương hiệu, Marie’s sẽ mạnh dạn đưa thương hiệu ra thị trường trong nước và quốc tế. Định hướng trong năm 2022-2023, dự án sẽ mở đại lý tại các tỉnh thành và xuất khẩu tại các nước yêu thiên nhiên, yêu môi trường, yêu sản phẩm thân thiện và gắn với trách nhiệm cộng đồng.

Ban giám khảo đặt câu hỏi cho dự án tại chương trinhg

Ban giám khảo đặt câu hỏi cho dự án tại chương trinhg

Để làm được điều đó, Marie’s luôn tâm huyết rằng, bất cứ sự phát triển nào của doanh nghiệp cũng gắn với tác động của làng nghề và nâng cao thu nhập của địa phương. Những người phụ nữ, những người vừa có thể làm việc ở nhà, vừa tạo ra thu nhập, vừa chăm sóc gia đình, thì đó là một mô hình mà Marie’s- Nhà là xưởng hướng tới, biến tất cả những ngôi nhà của người địa phương, người nghệ nhân trở thành xưởng làm việc của họ. Marie’s sẽ tạo mọi điều kiện để họ có được những công cụ hỗ trợ tốt nhất tại xưởng, mà không thay đổi hình thái mô hình ngôi làng, chỉ giúp những ngôi làng đó sinh động hơn. Đồng thời, nâng cao giá trị của làng nghề và người nghệ nhân không phải là công nhân, mà họ góp phần vào trong chuỗi giá trị của Marie’s và nhân rộng đến khắp các làng nghề ở Việt Nam.

Ban giám khảo cũng đề nghị dự án có thể giải thích tên “Marie’s” của dự án. Vị CEO giải thích, đó là cái tên quốc tế, vì Marie’s muốn có một cái tên gọi đơn giản, gần gũi với khách hàng, để khi xuất khẩu có thể dễ dàng được nhận diện. Đó cũng là một cái tên trong tín ngưỡng tôn giáo, khi nói đến một hình tượng tượng trưng cho sự trong sáng trong kinh doanh, sự tử tế trong kinh doanh và một niềm tin là chúng ta làm những sản phẩm từ tâmm sẽ đạt đến cảm xúc và chiếm được trái tim của khách hàng.

Vậy nhà là xưởng là gì? Ban giám khảo đặt câu hỏi. Trả lời cho điều này, CEO Hồ Sương Lan cho biết, đó là thông điệp với sứ mệnh rằng, Marie’s sẽ không biến những người nghệ nhân trở thành người lao động, hay người công nhân, bởi vì họ đã có công giữ gìn nghề truyền thống hơn 500 năm. Đến nay, Marie’s chỉ cùng với họ đưa sản phẩm ra khỏi vùng đất Huế, ra khỏi đất nước Việt Nam, đến với thị trường quốc tế, biến những ngôi nhà của họ trở thành những xưởng làm việc, với thông điệp ở nhà cũng có thể tạo ra thu nhập. Vì rất nhiều người phụ nữ phải làm việc nhiều, nhưng không thể có sơ yếu lý lịch có thế mạnh như người thành phố.

Người phụ nữ có thể vừa ở nhà vừa chăm sóc gia đình, lại vừa có thu nhập thì họ sẽ hạnh phúc và sẽ có một ngôi nhà hạnh phúc, từ đó sẽ có một ngôi làng thịnh vượng và sẽ có một đất nước thịnh vượng”, vị CEO bày tỏ.